Buổi sáng 14.11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký văn bản đồng ý dừng dán tem bia. Trước Quốc hội hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giải thích nội hàm của “Chính phủ kiến tạo”. Đại ý, đó là một “Chính phủ chủ động thiết kế chính sách pháp luật... tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, để không phải chỉ là dẫn đầu ASEAN mà vươn lên trong khối OECD".
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. |
Có thể, không nhiều người dân biết đến Nghị quyết 35, nhưng vụ quán cafe Xin chào thì ai cũng biết. Nếu ví 35 như một nghị quyết mang tính đột phá trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn, một lời tuyên chiến thực sự với “giấy phép con” thì “sự vụ Xin chào” hay stop việc dán tem bia chính là việc cụ thể hóa, chính là việc cuộc sống hóa các nghị quyết, chính là câu trả lời thực tế của Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, người ký văn bản dừng dán tem bia, hay trước đó là việc bãi bỏ quy định thương nhân xuất khẩu gạo có lần ví như là việc “khơi thông dòng chảy”. Một môi trường kinh doanh phải được tạo lập, khơi thông từ việc xử lý những sự vụ cụ thể, từ việc cắt bỏ những rào cản cụ thể.
Năm 2012, khi quy định dán nhãn năng lượng hàng hóa được quy định là bắt buộc, có tới 2.655 sản phẩm thuộc diện phải dán nhãn, kể cả những sản phẩm xuất xứ EU đã được kiểm định, chứng nhận và dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Euro 4 hoặc Euro 5, ngay cả trong hoàn cảnh “VN chưa có nơi nào có đủ thiết bị, phương tiện lẫn kỹ thuật để kiểm tra”.
Đó là quy định cần thiết phải duy trì hay bãi bỏ vì đó là thứ rào cản vô lý, rõ ràng, nó thuộc về cách nhìn, tầm nhìn.
Có lẽ, không thể không nhắc tới vai trò của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tư lệnh một ngành từng giữ vị trí số 1 về giấy phép con.
Đó là bãi bỏ Thông tư 37 về kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may. Bãi bỏ thủ tục dán nhãn năng lượng. Tháo gỡ chiếc barie xác nhận khai báo hóa chất. Bãi bỏ quy định thương nhân xuất khẩu gạo. Và gần nhất là việc dừng dán tem bia.
Không thể không nhắc tới buổi chiều lịch sử 21.9 khi chính Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương.
675 thứ giấy phép được cắt giảm trong một quyết định, chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Chưa từng có trong lịch sử.
Một Chính phủ kiến tạo, dứt khoát phải có những Bộ trưởng kiến tạo. Và cắt giảm, khơi thông, hay “trả nợ thể chế” cũng chính là cách lắng nghe và “thấu cảm” với nỗi khổ cực của DN, cũng chính là một cách kiến tạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lần đã đề nghị dành một tràng pháo tay cho Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khi ông ký quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo.
Có lẽ, cả Bộ trưởng, cả Thủ tướng, cả các Phó Thủ tướng xứng đáng hơn nhiều một tràng pháo tay.
Không còn băn khăn về Canada, thống nhất ra tuyên bố của Bộ trưởng TPP-11 Sáng 11-11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định với Báo Người Lao Động: Sau cuộc họp không chính thức các Bộ ... |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xử thẳng tay xem sao Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhắc lại phản ánh của ... |
Vụ Khaisilk: Kiểm tra công ty ông Hoàng Khải góp 99% số vốn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Khải ... |
(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cau-tra-loi-cua-bo-truong-tran-tuan-anh-576967.ldo)