Cầu dây văng Vàm Cống bị nứt dầm thép đã được sửa chữa xong, chuẩn bị thông xe nhưng liệu có đảm bảo an toàn, không bị nứt tiếp?
Theo dự kiến của Bộ GTVT, thời gian thông xe cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Đồng Tháp với Cần Thơ) vào tháng 6/2019.
Hiện nay, công tác sữa chữa cầu đã hoàn thiện 99%.
Ông Trần Văn Thi - Tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long (đại diện chủ đầu tư dự án) cho biết, dầm thép bị nứt đã được nhà thầu hàn thay thế và sơn phủ bên ngoài.
Nhìn trực quan không thể phân biệt được các đốt dầm được thay thế hay sửa chữa.
Dầm thép cầu Vàm Cống bị nứt.
Trên mặt cầu, các tổ thi công đang chuẩn bị để thi công khe co giãn tại trục P28 và P29 trước ngày 15/3. Việc cân chỉnh cáp dây văng cũng được thực hiện song song và hoàn thành trước ngày 10/3.
Sau đó sẽ tiến hành thảm nhựa bê tông mặt cầu một số đoàn còn lại trước ngày 25/3. Đến ngày 31/3, sẽ hoàn tất các hạng mục còn lại như dải phân cách, vạch sơn, biển báo, điện chiếu sáng...
Nhận định với Đất Việt về thông tin trên, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trường Đại học Xây dựng cho rằng, cầu Vàm Cống đã có hiện tượng nứt dầm thép từ hơn 1 năm nay.
Nếu đúng quy trình thì trong suốt thời gian đó, các chuyên gia đã quan sát, theo dõi sự biến động của vết nứt để đưa ra phương án sửa chữa.
Tuy nhiên, việc khắc phục bằng cách hàn lại các vết nứt khiến cho vị chuyên gia này lo lắng trong tương lai có thể không đảm bảo, có thể tiếp tục gây nứt tại các mối cũ.
"Công trình bị không nứt ở phần dưới mà lại nứt ở dầm trên đỉnh, dầm ngang bên dưới chưa nứt mà dầm trên đỉnh đã nứt.
Vết nứt khá to, cắt ngang dầm nên có thể nguyên nhân là do cẩu tháp thi công rung lắc gây ra, dạng hình học hai trụ cáp không đều và sức căng cáp không đều.
Chính vì thế, điều quan trong nhất là phải chỉnh được sức căng cáp và hai trụ cáp thì mới giải quyết được vấn đề" - ông Thám cho biết.
Nhiều chuyên gia vẫn lo ngại, tình trạng nứt dầm thép vẫn có thể xảy ra ở cầu Vàm Cống.
Một chuyên gia khác đang công tác tại trường Đại học Xây dựng Miền Tầy cũng lo ngại, việc nứt dầm thép cầu Vàm Cống là do sức căng cáp và thiết kế trụ cáp nên việc "hỏng đâu vá đó" bằng cách hàn nối các điểm nứt, gãy chỉ là giải pháp tạm thời chứ chưa triệt để.
"Việc hàn nối cùng với điều chỉnh sức căng cáp chỉ được trong một thời gian ngắn.
Nếu thiết kế trụ cáp không ổn thì trước sau khi cầu cũng sẽ bị nứt lại, mà có thể là nứt tại chính những điểm hàn thì càng thêm lo lắng bởi khi đó khắc phục bằng cách hàn lại rất khó.
Ngoài ra, các dầm thép khác của cầu cũng sẽ bị ảnh hưởng hưởng, có thể nứt như tại dầm thép tại trụ P28 và P29" - vị chuyên gia này bày tỏ.
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu sẽ thông xe giữa năm 2019 Sau một năm dầm thép được phát hiện bị nứt, cầu Vàm Cống sẽ hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 31/12, trước khi hoàn ... |
Không dùng tiền Nhà nước sửa cầu Vàm Cống Bộ trưởng GTVT khẳng định, không sử dụng vốn nhà nước để sửa cầu Vàm Cống. |