Sau vụ cây phượng vĩ tại Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TPHCM) bật gốc đè tử vong 1 học sinh và làm 12 em khác bị thương vào ngày 26.5, đang xuất hiện tình trạng  đốn hạ hoặc chặt cây xanh trụi lủi trong trường học nhằm mục đích an toàn.

cay xanh khong co loi xin dung giet chung
Một cây phượng trồng trên vỉa hè bị bật gốc ngày 28.5 tại quận 9, TPHCM. Ảnh Trịnh Châu

Cây xanh được ví như “lá phổi” của thành phố. Không khí ngày càng ô nhiễm. Thời tiết mỗi năm một nóng hơn… Đó cũng là một phần do thành phố quá thiếu diện tích cây xanh.

Trong một hội thảo quy hoạch về cây xanh vào 8.2019, lãnh đạo TPHCM cũng thừa nhận rằng, thành phố có khoảng 10 triệu dân, chiếm 10% dân số cả nước, song diện tích cây xanh nghèo nàn chỉ đạt 0,5 m2/đầu người, rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch phải đạt 6-7m2/đầu người. Tổng diện tích cây xanh so với yêu cầu chỉ đạt 10%.

Nhìn vào những con số đó để thấy rằng, thành phố đang cần trồng thêm rất nhiều cây xanh.

Ấy vậy mà sau vụ tai nạn cây phượng vĩ bật gốc tại sân trường thì một số trường học, công sở, khu dân cư xuất hiện tình trạng đốn hạ hoặc gọt trụi lủi “lá phổi” của thành phố. Lo ngại việc đốn hạ cây xanh có thể trở thành “làn sóng” sau vụ tai nạn, ngày 28.5, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - đã có chỉ đạo các sở ban ngành không để xảy ra tình trạng chặt cây xanh bừa bãi trong trường học. "Thành phố đã chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp, rà soát kỹ cây xanh trồng trong trường học để đảm bảo an toàn cũng như bóng mát cho học sinh ở sân trường" - ông Đức cho biết.

Đành rằng, mỗi lần nghe tin cây xanh bật gốc, gãy đổ đè chết người, ai nấy cũng cảm thấy xót xa cho những phận người không may mắn. Nhưng sòng phẳng mà nói thì bản thân những cây xanh không có lỗi, lỗi ở chính con người.

Tốc độ đô thị hóa đang làm cho việc xây dựng nhà cửa, làm đường sá, vỉa hè, cầu cống… gia tăng lên từng ngày. Việc bê tông hóa phần lớn diện tích khiến cho những cây xanh không còn đất sống, thay vào đó chúng được cắt gọt rễ rồi vo tròn đưa vào những bồn xi măng bé tí tẹo. Điều này chẳng khác nào chúng ta đang chặt đứt những mạch sống của cây cũng chính là mạch hơi thở của chúng ta.

Cây xanh không có lỗi, xin đừng giết chúng!

cay xanh khong co loi xin dung giet chung Quản lý cây xanh trường học: Chịu trách nhiệm nhưng không có chuyên môn
cay xanh khong co loi xin dung giet chung Lại đổ cây trong sân trường, trách nhiệm thuộc về ai?
cay xanh khong co loi xin dung giet chung "Hô biến" mương bẩn thành đường ngàn cây xanh mát, ai cũng thích mê

/ laodong.vn