Một CEO người Nhật vừa có bài đăng trên Twitter cho rằng sự xuất hiện của shipper Việt làm quán cà phê mất đi sự sang trọng. Bài viết này ngay lập tức vấp phải sự phản đối, lên án từ cộng đồng mạng (CĐM) Nhật Bản.
Một CEO người Nhật vừa có bài đăng trên Twitter cho rằng sự xuất hiện của shipper Việt làm quán cà phê mất đi sự sang trọng. Bài viết này ngay lập tức vấp phải sự phản đối, lên án từ cộng đồng mạng (CĐM) Nhật Bản.
Cụ thể gần đây, nhiều người lưu truyền nhau hình chụp màn hình dòng trạng thái bằng tiếng Nhật của tài khoản Twitter @hisa_ken, tên thật là Ken Hisada, một CEO người Nhật.
CEO này đăng tải hình một tài xế Grab ngồi trong quán càphê Starbucks để chờ lấy hàng mang đi ship, với dòng trạng thái cho thấy sự không hài lòng:
"Starbucks ở Hà Nội gần đây ngày càng có nhiều tài xế Grabfood với bộ dạng không sạch sẽ lui tới. Định nghĩa không gian riêng tư mà Starbucks hướng tới đang dần bị phá vỡ, phía cửa hàng có lẽ nên xem lại thế nào đi thì hơn. Điều này làm cho việc thư giãn với xu hướng cao cấp đồng nhất trên toàn thế giới đang dần mất đi đấy", người này viết trên Twitter vào ngày 11.6.
Bài đăng của nam CEO nhanh chóng tạo nên những cuộc tranh cãi gay gắt. Nhiều tài khoản Twitter từ Nhật Bản ngay lập tức phản đối, lên án thái độ phân biệt của Ken Hisada.
Tài khoản Scarletknight14 cũng bức xúc: "Thật khó chịu khi thấy những người phân biệt đối xử như bạn. Tôi thật muốn sang Việt Nam và cho bạn một trận".
"Tôi đã đến cửa hàng Starbucks ở nhiều nơi, gặp nhiều kiểu khách hàng với đủ loại trang phục tại đó. Nếu bạn muốn thanh lịch, sang trọng, sao không đến phòng trà của một khách sạn 5 sao mà uống?", tài khoản Radizo_amfm viết.
"Tôi không thấy họ bẩn chút nào khi mặc đồng phục như vậy. Tôi chỉ thấy lời của bạn, lời một khách nước ngoài nói với người dân bản địa thật thô tục. Ai cho phép bạn quyền khinh miệt người khác như thế?", Obonkobon bình luận.
Trong khi đó, nhiều tài khoản từ cộng đồng mạng Việt Nam lại cho rằng, tuy bài viết trên chưa khéo léo nhưng không phải sai hoàn toàn và những người làm kinh doanh nên tiếp thu, suy nghĩ của CEO người Nhật cũng có chỗ hợp lí.
Bởi, khi một người đã bỏ số tiền không nhỏ để uống một ly cà phê nghĩa là muốn tận hưởng không gian thoải mái và đáng với số tiền đó. Nên có khu vực riêng dành cho những người giao hàng cũng là gợi ý từ độc giả Việt dành cho những chuỗi cửa hàng như thế này.
120 CEO Nhật Bản tìm hiểu đầu tư vào miền Tây Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL mời gọi 63 dự án cho doanh nghiệp, tập đoàn Nhật Bản tìm hiểu, đầu tư vào nông nghiệp, khai ... |