Sau câu chuyện tòa Dinh Thượng Thơ bị đề xuất đập bỏ để nhường chỗ cho công trình mới, những ngày gần đây, các công trình biệt thự cũ trên địa bàn TP.HCM liên tiếp bị chủ sở hữu đập bỏ và sập đổ.

cham bao ton nhieu cong trinh co cu lan luot ra di

Biệt thự nằm ở số 124 đường Nơ Trang Long bị tháo dỡ gần như hoàn toàn

Mới đây nhất là vào tối 18.5, căn nhà tọa lạc ở số 22 đường Yersin thuộc phường Nguyễn Thái Bình (quận 1) bất ngờ bị sập sàn vệ sinh khiến những người sinh sống trong ngôi nhà và xung quanh hốt hoảng kêu cứu. Theo những người dân sinh sống lâu năm ở đây, ngôi nhà này được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Bên trong có hai hộ dân, một phần diện tích ngôi nhà được dùng làm lối đi chung của bốn hộ dân sinh sống phía sau căn nhà cổ. Kế bên ngôi nhà cổ là một tòa nhà cao tầng đang thi công.

Chị Ngọc, người dân sinh sống ở đây cho biết, hai ngày trước khi sàn nhà vệ sinh bị sập, người dân đã nhiều lần kiến nghị với chủ công trình xây dựng kế bên về tình trạng xuống cấp của căn nhà cổ do ảnh hưởng của việc thi công tòa nhà cao tầng. Thế nhưng không thấy ai đến kiểm tra, và có biện pháp xử lý. Theo quan sát của chúng tôi, gạch vách tường phía sau của nhà cổ đã bung tróc, toàn bộ các hạng mục trong ngôi nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng và có nguy đổ sập bất cứ lúc nào. Người dân đang rất hoang mang và mỏi mòn chờ đợi phương án xử lý của cơ quan chức năng.

Trước đó, hai căn biệt thự cổ đối diện nhau nằm trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) cũng bị sập đổ một số hạng mục và chủ nhà tự ý tháo dỡ. Trong đó, biệt thự nằm ở số 124 đường Nơ Trang Long đã bị tháo dỡ toàn bộ phần mái ngói. Căn biệt thự nằm đối diện ở số 89 cùng tuyến đường này cũng bị tháo dỡ một phần mái ngói để sửa chữa. Gần hai năm trước, căn biệt thự cổ số 237 đường Nơ Trang Long cũng bị chủ nhà tự ý tháo dỡ, sau đó chính quyền đình chỉ nhưng đến nay vẫn không có giải pháp bảo tồn, khiến công trình xuống cấp nghiêm trọng.

Trao đổi với Văn Hóa, ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích (Sở VHTT TP.HCM) cho biết, hiện những công trình trên không thuộc danh mục kiểm kê di sản, nhưng đã bị đình chỉ tháo dỡ vì nằm trong Chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố, trong đó có các công trình biệt thự cũ xây dựng trước năm 1975. Qua tìm hiểu được biết, TP.HCM vẫn chưa ban hành được tiêu chí phân loại biệt thự cũ nên tình trạng tự ý tháo dỡ vẫn cứ diễn ra.

Trong khi đó, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.200 biệt thự cũ đang chờ được phân loại để có cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc của các công trình này.

cham bao ton nhieu cong trinh co cu lan luot ra di Du lịch nông thôn: Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn

“Quảng Nam đã và đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch vùng nông thôn, đặc biệt tôn trọng yếu tố ...

cham bao ton nhieu cong trinh co cu lan luot ra di Nguy cơ Dinh Thượng Thơ bị đập bỏ: "Phải bảo tồn bằng mọi giá"

"Trong các giải pháp kiến trúc thì việc vừa bảo tồn vừa nâng cấp tòa nhà Dinh Thượng Thơ là hợp lý nhất", một cán ...

cham bao ton nhieu cong trinh co cu lan luot ra di Làm gì để gỡ khó việc bảo tồn di sản ở làng cổ Đường Lâm?

Là nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu, làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây đồng ...

/ http://danviet.vn