90% đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có biên chế dưới 30 người. Có những đơn vị chỉ có 10 người thôi nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”, tức là có biên chế, có đất, có kinh phí riêng, rồi có con dấu, có thủ trưởng, cấp phó, có thư ký, lái xe, bảo vệ… Đây là nhìn nhận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

chi 10 can bo nhung cung du dinh dien tien trien
Cô giáo Trương Thị Lan phải làm thêm 7 sào ruộng để kiếm sống, khi nhận mức lương hưu bèo bọt chỉ 1,3 triệu đồng. Ảnh Hữu Anh/LĐ.

“Lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình”. “Nhà nước trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực và tiền lương trên thị trường lao động”. “Tiền lương thấp nhất của công chức viên chức phải bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp, tiến tới cao hơn”. “Cho phép mở rộng thí điểm các địa phương đã tự cân đối được ngân sách được chi thu nhập tăng thêm cho người lao động”.

Trong ngoặc kép là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về những thay đổi về tiền lương kể từ năm 2019. Và điều đó cho phép người lao động kỳ vọng về một cuộc cách mạng thực sự.

“Đồng lương” của cán bộ công chức đang rất có vấn đề:

Vấn đề từ việc lương công chức hành chính bị “đánh đồng” với các đối tượng khác, mang tính cào bằng, lệ thuộc chủ yếu vào thâm niên theo kiểu “già lâu lên lão làng”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi từng dẫn một khảo sát cho thấy, 14,4% cán bộ nhà nước có từ 2 việc làm trở lên, tức là "chân trong, chân ngoài". Và nguyên nhân được giải thích là vì “lương không đủ sống”.

Cải cách tiền lương để đồng lương là thu nhập chính - vì thế- là cách đặt vấn đề chính xác để giải quyết mọi vấn đề, kể cả tình trạng “cắp ô”.

Nhưng cải cách lương, có lẽ phải bắt đầu bằng việc cắt giảm chi thường xuyên và tinh giản bộ máy.

Chi thường xuyên dù đã giảm từ 71% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) xuống còn 63,3% thực ra vẫn chiếm tới 2/3 tổng chi thường xuyên. Ngót 50% trong đó, tương đương 31% tổng chi NSNN đang được dùng để trả lương.

Con số quá lớn cả về mức độ tuyệt đối và cả về tỉ lệ.

Và chúng ta lấy tiền đâu ra để cải cách lương nếu không đẩy mạnh tinh giản, nếu không hạn chế thi thường xuyên?!

Trong bài trả lời PV hôm qua (6.2), Phó Thủ tướng dẫn một khảo sát cho biết: 90% đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có biên chế dưới 30 người. Có những đơn vị chỉ có 10 người thôi nhưng cũng đủ “đinh, điền, tiền, triện”, tức là có biên chế, có đất, có kinh phí riêng, rồi có con dấu, có thủ trưởng, cấp phó, có thư ký, lái xe, bảo vệ.

Có vẻ, Chính phủ không chỉ nhìn thấy mà còn đang rất quyết tâm trong việc sắp xếp, giảm đầu mối, tinh giản biên chế, chuyển đổi mô hình các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp, nền tảng mức lương cũ lại quá thấp, tinh giản, xét ra mới chính là chìa khóa để tiết kiệm nguồn lực cho cải cách tiền lương.

chi 10 can bo nhung cung du dinh dien tien trien Chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu chức cao:Vi phạm pháp quyền

Về nguyên tắc, tất cả các đối tượng vi phạm pháp luật, từ chức vụ cao nhất đến thấp nhất, đều phải được xử lý ...

chi 10 can bo nhung cung du dinh dien tien trien Chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp thứ trưởng trở lên?

Có luồng ý kiến cho rằng chỉ nên áp dụng quy định xử lý kỷ luật đối với những người giữ chức vụ, quyền hạn ...

/ https://laodong.vn