Sau khi tham khảo một số con sông chảy qua thủ đô ở các nước trên thế giới như sông Seine ở Pháp hay sông Thames ở Anh và các thành phố khác ở Châu Âu, một doanh nghiệp đề xuất cải tạo sông Tô Lịch để làm trong sạch môi trường và làm đẹp thủ đô.
Sau khi tham khảo một số con sông chảy qua thủ đô ở các nước trên thế giới như sông Seine ở Pháp hay sông Thames ở Anh và các thành phố khác ở Châu Âu, một doanh nghiệp đề xuất cải tạo sông Tô Lịch để làm trong sạch môi trường và làm đẹp thủ đô.
Một ý tưởng đầy chất trữ tình và lãng mạn, chắc chắn bất cứ người dân thủ đô nào cũng mong muốn ý tưởng lãng mạn đó trở thành hiện thực.
Khoan hãy nói đến chuyện doanh nghiệp sẽ đổi lại đất đai như thế nào, bởi vì kinh doanh thì phải tính toán lợi ích, chỉ xin bàn đến việc làm sao để biến sông Tô Lịch thành sông Thames.
Sông Thames rộng lớn mênh mông nước, còn sông Tô Lịch chỉ là con kênh nhỏ cạn kiệt và ô nhiễm. Những chiếc cầu bắc qua sông Thames, sông Seine là những công trình kiến trúc xuất sắc, hai bên sông Thames và sông Seine là một không gian tuyệt đẹp gồm công viên, cây xanh và công trình kiến trúc tuyệt phẩm.
Đó không là một con sông nữa, mà là một cảnh quan thiên nhiên kết hợp với các tác phẩm trang trí lộng lẫy của con người.
Còn sông Tô Lịch hiện nay như thế nào chắc ai cũng rõ. Mời bạn đọc xem phóng sự ảnh mới nhất trên Lao Động online hôm qua ngày 4.12 với tựa đề: “Trông kinh như này”, sông Tô Lịch làm thế nào để giống sông Thames?”.
Bạn đọc sẽ thất kinh vì sự xấu xí, ô nhiễm không chỉ của con sông mà cả không gian hai bên bờ sông. Còn công trình kiến trúc ư! phần lớn là những tổ hợp nhà cửa có thẩm mỹ như lẩu thập cẩm, vô phương sửa chữa.
Cho nên, chỉ mong sao, doanh nghiệp thực hiện dự án làm được một việc, đó là cải tạo dòng sông ô nhiễm đó thành dòng sông sạch, không hôi thối, không có rác. Người ta có thể đi ngang qua khu vực sông mà không phải bịt mũi, con cá có thể bơi lội tung tăng trong lòng sông, thuyền du lịch có thể lui tới trên sông. Làm được như thế cũng lớn chuyện rồi.
Hay hơn nữa là cải tạo được hai bên bờ sông, xây dựng công viên, trồng cây xanh, giữ gìn được một không gian sạch sẽ, không có rác. Giữ một ngày không rác đã khó, giữ cho một khu vực luôn sạch sẽ quả là khó vô cùng. Bởi vì dân mình vẫn có thói quen xả rác, và con sông đó là nơi xả rác “lý tưởng”.
Chia sẻ như vậy không phải coi thường ý tưởng lãng mạn của doanh nghiệp, mà hãy xem xét trong điều kiện của Việt Nam. Dọn rác trong đầu chưa xong thì dọn rác trên sông là không thể.
Đừng mơ mộng như sông Thames hay sông Seine, hãy làm cho sông Tô Lịch sạch sẽ, không ô nhiễm, thế là quá đủ.
Hoài Đức lên quận, nhà đất đón đợt sóng mới Thị trường bất động sản Hoài Đức đón tin vui là huyện sẽ được "thăng hạng" lên cấp quận vào năm 2020. Sau thời gian ... |
Dân tự xây cầu, đổ bê tông xong thì sập nhào xuống sông - Cầu xuống cấp, dân góp tiền tự xây lại, vừa đổ xong bê tông thì sập. |