Những hé lộ về thu - chi của các đại học tinh hoa trên thế giới sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Hé lộ thu - chi của các đại học tinh hoa

Ngày 11/11 vừa qua, VinUni, dự án đại học tinh hoa của Tập đoàn Vingroup, công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 - 2021. Dự kiến, chi phí đào tạo trung bình hàng năm (gồm giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp và các chi phí liên quan...) cho mỗi sinh viên là 35.000 USD với hệ đại học và 40.000 USD với hệ sau đại học.

 

Ngay lập tức, xuất hiện dư luận trái chiều về mức chi phí này của VinUni. Tuy nhiên, trước khi đánh giá các mức này là cao hay thấp, cần hiểu rõ các trường đại học chi tiêu như thế nào, để làm gì và cho ai?

Theo tìm hiểu về học phí của một số trường đại học tinh hoa trên thế giới như nhóm các trường Ivy League mức học phí tối thiểu đều trên 50.000 USD/năm. Tuy học phí cao như vậy nhưng khoản này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của các trường này bởi các khoản chi phí thực tế chi phí trên mỗi sinh viên lớn hơn rất nhiều.

Để cân đối tài chính, các trường đại học tinh hoa phải đẩy mạnh các nguồn thu khác từ thương mại hóa các phát minh sáng chế; tự đầu tư và quan trọng nhất là thu hút tài trợ từ doanh nghiệp và các khoản hiến tặng từ cựu sinh viên đã thành đạt. Các khoản hỗ trợ từ chính phủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đơn vị tính: USD

Bảng chi phí toàn trường và chi phí thực tế/sinh viên năm 2008 tại 4 trường Ivy League (Mỹ) 

(Nguồn: The Challenge of Establishing World-Class Universities Jamil Salmi 2008)

Vậy các đại học quốc tế chi tiêu những gì và cho ai? Bảng cân đối thu - chi của các đại học Anh có thể phần nào trả lời câu hỏi này.

 

(Nguồn: Báo cáo của Universities UK, mạng lưới 136 Đại học tại England, Scotland, Wales và Ireland)

Từ bảng cân đối trên có thể thấy, tại Anh, nguồn thu từ người học (học phí) chỉ đảm bảo 47% tổng nguồn thu của một trường đại học. Đáng chú ý, các khoản hỗ trợ từ chính phủ cho nghiên cứu, đào tạo lên tới 25% nguồn thu. Nếu không có sự hỗ trợ đó, chắc chắn tỷ lệ đóng góp từ học phí sẽ phải tăng lên.

Trong khi đó, các mục chi hầu hết là chi trực tiếp hoặc gián tiếp cho sinh viên. Riêng chi cho các nhân sự thực hiện giảng dạy và nghiên cứu chiếm tới 56%, tức là cao hơn cả tỷ lệ 47% của học phí trong tổng nguồn thu của trường. Các khoản chi khác như giảng đường, ký túc xá, thư viện, hỗ trợ tài chính, tư vấn nghề nghiệp … cũng đều là chi để sinh viên được hưởng lợi. Như vậy, dễ hiểu vì sao các trường tinh hoa phần lớn công bố mình là đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Chi phí không phải vấn đề nếu chất lượng tốt

Benjamin Franklin, nhà khoa học và cũng là một chính trị gia có công lớn với nước Mỹ, từng nói “đầu tư vào tri thức là khoản đầu tư sinh lời nhất”. Ngày nay, câu nói này vẫn đúng, nhưng cần được bổ sung thêm là “đầu tư vào nhân tài đem lại hiệu quả cao hơn”.

Có lẽ, các gia đình Việt Nam đều “thấm nhuần” triết lý trên. Con số 3 tỷ USD mà các gia đình Việt chi cho con đi du học mỗi năm đủ nói lên điều đó.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng tại Việt Nam, một bộ phận người dân sẵn sàng đầu tư rất mạnh cho tương lai của con em. Một số trường phổ thông học phí cũng lên tới gần nửa tỷ đồng/năm mà vẫn rất đông học sinh.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh, nếu người dân tin tưởng vào chất lượng thì học phí cao mấy họ cũng sẵn sàng chi 

“Quan trọng là niềm tin. Nếu làm cho họ tin tưởng vào chất lượng, tin tưởng rằng con cái học sẽ được đào tạo thành nhân tài thì học phí có cao đến mấy họ cũng sẵn sàng chi”, TS. Dũng khẳng định.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, VinUni có sự hợp tác chiến lược toàn diện của 2 đại học Ivy League là Cornell và Pennsyvania chính là bảo chứng rõ rệt cho tiêu chuẩn đại học tinh hoa. Vấn đề của VinUni là cần thời gian để chứng minh.

Đồng quan điểm, GS.TS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu đặt mức chi phí của VinUni bên cạnh mức học phí của các trường Ivy League (Mỹ) - mô hình mà VinUni đang lấy làm chuẩn để xây dựng theo, thì vẫn là khá thấp.

“Chi phí tại các đại học tinh hoa trên thế giới họ tính theo ngành, có ngành lên đến 100.000 - 200.000/USD/năm. Mức 35.000 USD/năm của VinUni không cao so với thế giới”, GS. Mai Trọng Nhuận nhận định.

Các chuyên gia đều cho rằng mức chi phí đào tạo 35.000 USD/năm mà VinUni mới công bố có thể xem là vừa đủ cạnh tranh để thu hút người học, vừa đủ hợp lý để đảm bảo chất lượng bởi với việc áp dụng chuẩn Ivy League trong đào tạo thì thực tế chi phí cho mỗi sinh viên còn lớn hơn con số 35.000 USD rất nhiều.

Đặc biệt, các chuyên gia tin rằng VinUni tự thân đã tạo được niềm tin và sức hút với người Việt Nam bởi mang trong mình “ADN” của Vingroup. Được biết, trong hai ngày đầu tiên công bố kế hoạch tuyển sinh, VinUni đã nhận được gần 500 ứng viên quan tâm gửi hồ sơ đăng ký. Đây là một con số đầy lạc quan cho thấy, rõ ràng VinUni đã thu hút được sự quan tâm cũng như tạo được niềm tin cho người Việt Nam.

“Vingroup nổi tiếng với phong cách đã nói là làm và làm được, thậm chí là làm rất tốt. Xe ô tô thương hiệu Việt tưởng mãi chỉ là giấc mơ nhưng Vingroup đã biến nó thành hiện thực bằng một quá trình được xem là kỳ tích. Tôi tin rằng VinUni cũng sẽ thực hiện được khát vọng của mình”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định. 

Dự án Đại học VinUni công bố định hướng tuyển sinh năm học 2020 – 2021
Có gì ở VinUni: Tư duy khác biệt và hành động khác biệt
Động thổ VINUNI - Trường đại học phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn quốc tế

/ vtc.vn