Chỉ có một điều quan trọng duy nhất bạn cần ghi nhớ và để nó dẫn lối bạn: Dù người ta có gọi bạn là gì, bạn vẫn là chính mình. Hãy coi đó là sự thật duy nhất.

Đức Đạt Lai Lạt Ma có một cách tiếp cận cuộc sống rất thiết thực. Ông có một trí tuệ thông suốt và có khả năng truyền đạt nó cho mọi người một cách có ý nghĩa, bất kể nền tôn giáo và văn hóa của họ.

Dưới đây là 15 lời khuyên răn của Đức Đạt Lai Lạt Ma khiến tôi có cách nghĩ khác về cuộc sống. Tôi từng đọc rằng ông thường giúp đỡ những người ông gặp gỡ vượt qua sự lo lắng của họ. Hy vọng những lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ mang đến một ánh sáng mới cho cuộc sống của bạn.

1. Mỗi sáng, khi thức dậy tôi nghĩ rằng bản thân thật may mắn khi được sống. Cuộc sống của thật quý báu và tôi sẽ không lãng phí nó.

Mình sẽ dùng toàn bộ năng lượng để phát triển bản thân, yêu thương mọi người và đạt được những thành tựu vì lợi ích của nhân loại.

Mình sẽ luôn nghĩ tốt về người khác và không nổi giận với họ. Mình sẽ cố gắng mang lại lợi ích cho người khác nhiều nhất có thể.

2. Hạnh phúc không có sẵn. Hạnh phúc xuất phát từ chính hành động của bạn.

3. Trí não của bạn cũng như một chiếc dù. Nó hoạt động tốt nhất là khi được mở ra.

4. Hãy nhớ rằng, đôi khi không nhận được những gì bạn muốn lại là một vận may tuyệt vời.

5. Nếu bạn nghĩ rằng bản thân quá bé nhỏ để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ cùng với 1 con muỗi.

6. Hãy sẵn sàng để thay đổi nhưng đừng đánh mất các giá trị của bản thân.

7. Hãy nhớ rằng, đôi khi sự im lặng là câu trả lời hay nhất.

8. Hãy dành một chút thời gian cho bản thân mình mỗi ngày.

9. Khi được hỏi điều gì gây ngạc nhiên nhất cho nhân loại, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời:

"Con người. Chúng ta hy sinh sức khỏe để kiếm tiền. Sau đó lại dùng tiền để phục hồi sức khỏe. Và rồi, chúng ta lo lắng cho tương lai và chán ghét hiện tại, chúng ta sống như thể sẽ không bao giờ chết và sau đó lại chết như chưa từng sống thực sự".

10. Ở Tây Tạng có câu nói như sau: Bi kịch cần được tận dụng như là nguồn sức mạnh. Dù bạn gặp phải khó khăn gì, dù nỗi đau ấy có lớn đến đâu, nếu chúng ta mất hy vọng thì đó mới là bi kịch thực sự.

11. Khi gặp bi kịch trong đời, chúng ta có thể đối mặt bằng hai cách – mất đi hy vọng và sa ngã vào những thói quen tự hại thân hoặc là dùng chính khó khăn này để tìm thấy sức mạnh tiềm ẩn của chính mình.

12. Mỗi người đi những con đường khác nhau để tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Họ không đi con đường giống bạn không có nghĩa là họ lạc lối.

13. Hãy nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành công lớn lao đều gắn liền với rủi ro lớn không kém.

14. Chỉ có một điều quan trọng duy nhất bạn cần ghi nhớ và để nó dẫn lối bạn: Dù người ta có gọi bạn là gì, bạn vẫn là chính mình. Hãy coi đó là sự thật duy nhất.

15. Bạn phải hỏi bản thân mình muốn sống như thế nào. Ai rồi cũng sẽ chết đi, đây là sự thật mà chúng ta phải đối mặt một mình.

Không ai có thể giúp được ta, kể cả Đức Phật. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ, điều gì ngăn trở bạn được sống như cách mình mong muốn?

Thầy Văn Như Cương và triết lý “đáng sống”

Là nhà sư phạm mẫu mực, xuất sắc, PGS-TS Văn Như Cương có nhiều câu nói truyền cảm hứng cho học trò. Câu nói: “Học ...

Chọn đất gieo hạt

HỎI: Tôi là Phật tử luôn nghiên cứu và ứng dụng Phật pháp vào đời sống, không ngừng nỗ lực kiềm chế phóng dật và ...

http://motthegioi.vn/ly-dich-c-136/chiem-nghiem-ve-cuoc-song-qua-15-triet-ly-cua-duc-dai-lai-lat-ma-72951.html

/ Một thế giới