Theo kế hoạch vay nợ Thủ tướng phê duyệt, Chính phủ sẽ vay gần 1,74 triệu tỷ trong 3 năm.
Về bảo lãnh Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khống chế mức phát hành được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm với 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Đồng thời, hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước, nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP năm trước.
Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, khống chế hạn mức bội chi và nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Theo đó, bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,2% GDP hàng năm. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 18.400 tỷ đồng.
Về hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả thì kiểm soát tốc tăng dư nợ ngắn hạn tối đa 18-20% một năm; hạn mức vay ròng trung, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 6,35-7 tỷ USD, bảo đảm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
Riêng năm 2021, Chính phủ vay 624.221 tỷ đồng (trong nước 527.357 tỷ và nước ngoài 96.864 tỷ đồng). Trong số này, vay để cân đối ngân sách Trung ương 579.772 tỷ đồng và vay về cho vay lại 44.449 tỷ đồng.
Năm nay Chính phủ dự kiến trả nợ 394.506 tỷ đồng, trong đó số nợ trực tiếp là 366.224 tỷ và trả nợ các dự án cho vay lại 28.282 tỷ đồng.
Chính quyền địa phương năm nay dự kiến vay từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn khác khoảng 28.797 tỷ đồng. Trả nợ của chính quyền địa phương là 6.662 tỷ đồng (trả nợ gốc 3.997 tỷ và trả lãi 2.665 tỷ đồng).
Với khoản vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, thì doanh nghiệp được vay tối đa 6,35 tỷ USD theo phương thức tự vay, tự trả; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18-20% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2020.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế. Cơ quan này cũng được giao chủ động kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, gắn phát hành với tái cơ cấu danh mục nợ và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ.
Nợ công và câu chuyện “thắt lưng buộc bụng” Vừa qua, khi thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2020, kế hoạch năm 2021, Phó chủ nhiệm Ủy ... |
Nợ công tăng, Quốc hội lưu ý Chính phủ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ có thể chạm ngưỡng 25% tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN), là dấu hiệu nguy ... |