Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, Bộ Chính trị đã đồng ý để TP Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận.
Nếu thí điểm theo cơ chế mới này, thành phố sẽ nhanh chóng xử lý những điểm trũng nội tại của đô thị, theo đó hình hài một chính quyền hiện đại, vì dân phục vụ sẽ rõ nét hơn.
Mô hình quản lý đô thị trước đây sẽ không giải quyết được những bức xúc trong quản lý đô thị. |
Vì sao Hà Nội lại xin thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại các quận? Theo thống kê của Bộ Nội vụ, những năm qua, mạng lưới đô thị của Việt Nam phát triển cả về số lượng, quy mô dân số, diện tích đất đai và đầu tư xây dựng công trình hạ tầng.
Năm 1999 cả nước có 629 đô thị thì năm 2012 đã lên tới 758 đô thị, trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 12 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 51 đô thị loại III, 55 đô thị loại IV, 630 đô thị loại V.
Tổng dân số đô thị khoảng 27.200.000 người, chiếm 31,01% dân số cả nước. Kinh tế đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, mức tăng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và có những chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong những năm gần đây nhưng nhìn chung các đô thị ở nước ta vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là cơ sở hạ tầng.
Cụ thể như tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị chỉ đạt khoảng 13% đất xây dựng đô thị (trong khi yêu cầu là 20-25%), hay tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh chỉ đạt dưới 1% đất xây dựng đô thị (yêu cầu từ 3 đến 3,5%).
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với sự phát triển đô thị và tăng trưởng dân số; công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị có tầm nhìn dài hạn, bền vững còn nhiều hạn chế; phát triển đô thị chưa phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa, đặc trưng của từng vùng, miền, các đặc thù sinh thái nhân văn trong quy hoạch và kiến trúc đô thị.
Có thể thấy, công tác quản lý nhà nước tại các đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hóa.
Những điều đó là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại các vấn đề bức xúc kéo dài mà không giải quyết được như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội…
Do đó, cần thiết phải có sự phân cấp quản lý hợp lý giữa chính quyền tỉnh và chính quyền đô thị thuộc tỉnh.
Có quá nhiều vấn đề bất cập như tắc đường, ngập lụt, hạ tầng....tất cả các đô thị lớn gặp phải nhưng với mô hình cũ, phải chờ xin ý kiến từ cấp trên, trong khi việc quản lý của chúng ta lại qua rất nhiều cấp, nhiều tầng nấc, thế nên, để giải quyết được một việc thì sự việc đã nguội.
Việc xây dựng chính quyền đô thị là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, mô hình nào, triển khai ra sao để có một chính quyền đô thị thực sự chứ không phải là một cái “áo mới” cho tư duy kiểu cũ cần được áp dụng vào thực tiễn.
Đó là lý do TP Hồ Chí Minh và mới đây nhất là Hà Nội xin thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Việc thí điểm sẽ dựa trên nguyên tắc hướng tới cải cách toàn diện các lĩnh vực, nhưng ưu tiên đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và tăng cường tự quản cho địa phương.
Như vậy sẽ xuất hiện những đô thị theo kiểu “TP trong TP”, để các đô thị chủ động tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bản chất của mô hình này là nhằm phân biệt cách thức tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn, đơn giản hóa hơn về tổ chức chính quyền ở đô thị mà vẫn bảo đảm đại diện cho quyền, nghĩa vụ của người dân.
Trong Kết luận, Bộ Chính trị nêu rõ: Đồng ý 5 nhóm nội dung kiến nghị, đề xuất của Thành ủy Hà Nội; giao cho các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tích cực phối hợp với Hà Nội tổ chức thực hiện.
Trong đó, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi một số luật có liên quan và bố trí kinh phí hỗ trợ để TP Hà Nội thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng trên địa bàn.
Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo sửa đổi một số nghị định có liên quan; xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc, quy chế, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô; tăng cường phân cấp hoặc ủy quyền cho TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch và các dự án đầu tư, phê duyệt đề án vị trí việc làm.
Đặc biệt Bộ Chính trị đồng tình để TP Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật. Đây là căn cứ để Hà Nội triển khai xây dựng chính quyền hành động, phục vụ, trước hết ở cấp quận.
Hoan nghênh chủ trương hợp lòng dân của Hà Nội nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý Nhà nước (Bộ Nội vụ) Dương Quang Tung cho rằng: Hà Nội không chỉ áp dụng mô hình chính quyền đô thị tại các quận mà cần mở rộng ra các đô thị vệ tinh.
Bởi nếu áp dụng mô hình quản lý đô thị kiểu “TP trong TP” Hà Nội cũng nên lập các TP vệ tinh ở 4 phía gồm Long Biên, Sơn Tây, Hà Đông, Từ Liêm và những TP này sẽ trực thuộc TP Hà Nội.
Còn các quận nội thành cũ như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa... thì sẽ không tổ chức HĐND quận, huyện, phường mà HĐND TP Hà Nội sẽ trực tiếp quyết định những vấn đề liên quan đến chức năng, vai trò của HĐND.
Nếu áp dụng mô hình chính quyền đô thị này sẽ tạo ra bộ máy chính quyền tinh gọn, trách nhiệm rõ ràng, hiệu quả được nâng cao.
Theo ông Dương Quang Tung, nếu áp dụng mô hình quản lý đô thị trước đây sẽ không giải quyết được những bức xúc trong quản lý đô thị.
Trong khi áp dụng mô hình “TP trong TP” thì Hà Nội sẽ có 4 TP trực thuộc, nếu năng động và sáng tạo sẽ giống như Hà Nội nhân lên 4 lần vậy. Các phúc lợi công cộng sẽ thực chất hơn với người dân vì có tới 4 TP thì người dân sẽ có điều kiện để so sánh TP nào hơn, qua đó các TP phải cạnh trạnh để phục vụ dân tốt hơn... Chỉ riêng điều này thôi đã thấy dân sẽ được nhiều hơn mất.
Xây dựng chính quyền đô thị là để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện vai trò quản lý hành chính nhà nước, giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời hơn từ đó sẽ nâng cao chất lượng sống của người dân.
Việc thí điểm xây dựng Đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị sẽ khiến Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao vào bộ máy quản lý, điều hành… những việc làm này sẽ tạo tiền đề xây dựng chính quyền đô thị hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bộ Chính trị đồng ý cho Hà Nội thí điểm mô hình chính quyền đô thị Thành ủy Hà Nội cho hay, Bộ Chính trị đã đồng ý đề xuất của thành phố, trong đó có thí điểm chính quyền đô thị. |
Siêu đô thị 20 triệu dân: Rồi chúng ta trèo lên đầu nhau mà sống Hà Nội: 7,2 triệu dân, mật độ 2.171 người/km2. TPHCM: 8,1 triệu dân, mật độ 3.888 người/km2. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng trở ... |
http://daidoanket.vn/tin-tuc/goc-nhin-dai-doan-ket/chinh-quyen-do-thi-de-phuc-vu-dan-tot-hon-386687