Hơn 23.000 tù nhân đã được chính quyền quân sự Myanmar ân xá, bước đi nhằm xoa dịu dư luận trong bối cảnh biểu tình chống cuộc binh biến dâng cao.

Chính quyền quân sự Myanmar đã xóa án cho hơn 23.000 tù nhân, truyền thông nhà nước dẫn thông báo của Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing ngày 12/2 cho biết, Reuters đưa tin.

Theo thông báo, bản án của các tù nhân được xóa trong bối cảnh Myanmar "đang thiết lập một nhà nước dân chủ mới với hòa bình, phát triển và kỷ luật để biến các tù nhân thành những công dân tử tế, để làm hài lòng công chúng, tạo lập những nền tảng nhân đạo và nhân ái".

23.314 tù nhân Myanmar và 55 người nước ngoài được xóa án trong dịp này, thông báo của chính quyền quân sự cho biết.

Quyết định xóa án được đưa ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống đối chính quyền quân sự đã kéo dài 6 ngày liên tiếp.

Chính quyền quân sự Myanmar xóa án cho hơn 23.000 tù nhân - 1
gười biểu tình ủng hộ bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ ngày 11/2 đã đưa 8 lãnh đạo quân đội Myanmar và 3 công ty hoạt động trong khai thác và mua bán đá quý vào danh sách trừng phạt.

Ngoài ra, Washington cũng cập nhật lệnh trừng phạt với Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing và Phó tổng tư lệnh Chief Soe Win. Cả hai đều từng bị Mỹ trừng phạt vào năm 2019 vì cáo buộc đàn áp người Hồi giáo ở Rohingya và những nhóm thiểu số khác.

"Chúng tôi cũng đã chuẩn bị cho các hành động bổ sung nếu quân đội Myanmar không thay đổi cách hành xử. Nếu có thêm bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa, quân đội Myanmar sẽ nhận thấy lệnh trừng phạt hôm nay chỉ là bước đi đầu tiên", Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết.

Hôm 11/2, hàng nghìn người đã biểu tình ở Yangon và Mandalay, hai thành phố trung tâm kinh tế lớn nhất của Myanmar, hô vang các khẩu hiệu chống chính quyền và mang biểu ngữ ủng hộ bà Aung San Suu Kyi cùng đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Trong khi đó, hàng trăm công nhân đã tuần hành trên một con đường ở thủ đô Naypyitaw để ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.

Lực lượng an ninh Myamar đã phải sử dụng vòi rồng và đạn cao su để giải tán các cuộc biểu tình. Cá biệt, một số người biểu tình đã bị thương, thậm chí thiệt mạng, vì trúng đạn thật từ phía cảnh sát.

Giữa làn sóng biểu tình, chính quyền quân sự tiếp tục bắt giữ những người thân cận với bà Aung San Suu Kyi trong chính quyền cũ, mới nhất là chủ nhiệm văn phòng cố vấn nhà nước Kyaw Tint Swe.

Các cuộc biểu tình đã làm sống lại ký ức về gần nửa thế kỷ quân đội trực tiếp điều hành đất nước với những cuộc đàn áp, cho đến khi các tướng lĩnh bắt đầu từ bỏ một số quyền lực vào năm 2011.

Mỹ trừng phạt Thống tướng Myanmar Mỹ trừng phạt Thống tướng Myanmar

Mỹ áp lệnh trừng phạt với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing cùng một số tướng lĩnh quân đội khác vì cuộc đảo chính hồi ...

Biểu tình lan rộng ngày thứ 4 ở Myanmar, gần 30 người bị bắt giữ Biểu tình lan rộng ngày thứ 4 ở Myanmar, gần 30 người bị bắt giữ

Cảnh sát bắt giữ 27 người trong bối cảnh làn sóng biểu tình lan rộng tại nhiều địa phương trên khắp Myanmar trong ngày thứ ...

/ vtc.vn