Hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền 600.000 - 800.000 đồng

cho tha rong ai phat phat ai Lỗi không phải ở con chó!
cho tha rong ai phat phat ai Hà Nội: Đề xuất xử lý chó thả rông trong vòng 48 giờ

Từ ngày 15-9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực.

Phạt nặng chưa đủ

Theo Nghị định 90, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; không tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Ngoài ra, hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép... sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng những quy định nêu trên sẽ góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân (tránh bị chó cắn, bị lây bệnh dại,...). Đồng thời, thông qua mức phạt nặng sẽ góp phần răn đe đối với những người có hành vi vi phạm, nâng cao ý thức cộng đồng.

Tuy nhiên, luật sư Chánh lưu ý để quy định pháp luật đi vào cuộc sống, nếu chỉ tập trung vào việc đặt ra mức phạt hoặc tăng mức phạt thì chưa đủ mà quan trọng nhất là khâu thực thi. Vì vậy, trước tiên cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân quy định pháp luật, từ đó giúp nâng cao ý thức, góp phần vào việc họ sẽ tự giác chấp hành pháp luật thay vì tìm cách đối phó.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa. Nếu lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử phạt hành chính một cách nghiêm minh thì những quy định như Nghị định 90 sẽ đi vào cuộc sống. Ngược lại, khi lực lượng chức năng còn xem nhẹ hoặc buông lỏng quản lý thì khó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như khó có thể xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật.

cho tha rong ai phat phat ai

Nhiều người dắt chó đi dạo trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP HCM) mà không rọ mõm Ảnh: Sỹ Đông

Cần có lực lượng chuyên trách

Cũng theo Nghị định 90/2017, chủ tịch UBND cấp xã - phường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không rọ mõm hoặc không tiêm phòng bệnh dại cho chó...

Ông Hoách Văn Duyên - Chủ tịch UBND phường 15, quận Gò Vấp, TP HCM - cho biết trước tiên, phường sẽ tuyên truyền để người dân biết quy định mới. Sau đó, phường sẽ xử phạt khi nhận phản ánh của người dân và tổ tuần tra. Khi phát hiện các điểm nóng, phường sẽ thành lập đoàn kiểm tra.

Theo chủ tịch một phường ở quận Bình Thạnh, TP HCM, hằng ngày ở cấp phường vốn có rất nhiều việc cần phải giải quyết. Trong khi đó, các quy định ra đời đều giao về cấp phường thực hiện nên rất khó xử lý.

"Phường không có lực lượng chuyên trách, không đủ chuyên môn để xử lý. Ví dụ, với việc phạt thả rông chó, nếu không xác định được chủ thì phải bắt chó đi tiêu hủy nhưng gặp phải chó dữ thì sao bắt được? Chưa kể bị chó tấn công ngược lại thì sẽ nguy hiểm cho lực lượng làm nhiệm vụ. Do đó, cần có lực lượng chuyên trách để xử phạt chó thả rông, còn địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền" - vị cán bộ này nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Đức Chánh phân tích từng có không ít quy định xử phạt về hành vi tiểu tiện, đại tiện; vứt thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, nơi công cộng... nhưng không khả thi. Bởi lẽ, hiện chưa có lực lượng chuyên trách, một cá nhân kiêm nhiệm quá nhiều việc nên dễ buông lỏng quản lý hoặc không đủ sức để thực hiện tốt nhiệm vụ trong khi chế độ, chính sách dành cho họ không cao. Vì vậy, cần có lực lượng chuyên trách hoặc ít ra có người phụ trách thì vấn đề thực thi pháp luật sẽ hiệu quả hơn.

Khẳng định việc buộc phải đeo rọ mõm, xích giữ chó, có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng... là hợp lý, cần thiết nhưng luật sư Phạm Hoài Nam, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng áp dụng quy định này vào thực tế sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Số lượng vật nuôi lớn, phân tán sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng cũng không đủ lực lượng để kiểm soát hoàn toàn việc chấp hành quy định của người dân. Chưa kể, nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ nên sẽ vi phạm thường xuyên.

Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng với người dân, tăng cường lực lượng kiểm tra, đồng thời phải quyết liệt trong xử lý để tạo tính răn đe, hạn chế vi phạm.

Lưu giữ chó thả rông 72 giờ

Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP HCM, cho biết hiện chi cục có một đội bắt chó thả rông trên địa bàn. Khi quận - huyện yêu cầu, đội sẽ phối hợp để bắt. Khi đi bắt chó thả rông, lực lượng của đội mặc đồng phục của Chi cục Thú y TP HCM. Chó thả rông bị bắt sẽ lưu giữ ở 252 Lý Chính Thắng trong 72 giờ. Trong thời gian này, chủ có thể liên hệ để nhận lại chó theo thủ tục và nộp phạt theo từng hành vi. Trường hợp không có chủ đến nhận, chó sẽ được đem đi tiêu hủy bằng hình thức đốt.

http://nld.com.vn/ban-doc/cho-tha-rong-ai-phat-phat-ai-20170910210231279.htm

/ nld.com.vn