Năng lực kiến trúc và thiết kế không đồng bộ dẫn đến các dự án lát đá vỉa hè ở Hà Nội hỏng chỉ sau 1 năm.
Giữa tháng 11/2018, trong buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, nhiều cử tri đã bày tỏ sự bức xúc với việc vỉa hè tại các quận nội đô được đầu tư tiền tỷ lát đá tự nhiên nhưng chưa đầy 1 năm sau đã xuất hiện tình trạng bong tróc, lún võng, đá vỡ vụn...
Trả lời về vấn đề này, ông Chung cho biết, việc lát vỉa hè này giao cho các quận cho nên mỗi quận một ý. Tiêu chí chung cho mà thành phố đề ra cho các dự án lát đá vỉa hè có cả nhưng việc thực hiện lại do các quận làm riêng nên xảy ra những bất cập. Hơn nữa, năng lực kiến trúc và thiết kế tại các dự án này không đồng bộ.
Ông Chung nói, dự án lát đá vỉa hè phải đảm bảo 5 tiêu chí. Một là, đảm bảo hạ ngầm toàn bộ cáp điện, hệ thống cáp viễn thông... Hai là, chỉnh trang, các điểm trồng mới, trồng bổ sung cây xanh. Ba là, chỉnh trang ánh sáng và kết hợp hạ ngầm đèn tín hiệu tại các ngã ba, ngã tư.
Vỉa hè phố Tôn Đức Thắng ngổn ngang khi lát đá tự nhiên.
Bốn là, chỉnh trang lại các dự án, các mặt tiền từ những biển quảng cáo, biển hiệu cho đến những nhếch nhác ở mặt tiền. Năm là, làm vệ sinh môi trường, trong đó có việc đặt các thùng rác.
Khi thực hiện, hạ tầng phải đủ 5 tiêu chí nêu trên rồi mới lát nhưng có đơn vị làm trước, sau đó lại đào.
Nói về các tuyến vỉa hè lát đá tự nhiên tốn kém nhưng lại nhanh hỏng, gây lãng phí như thế, nhiều người dân TP. Hà Nội đặt câu hỏi, trách nhiệm vấn đề này thuộc về ai?
Tuy nhiên, câu trả lời này chưa được nhiều ban ngành của TP. Hà Nội trả lời thỏa đáng.
Vào tháng 10/2018, giải thích cho hàng loạt tuyến vỉa hè hư hỏng chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Hoàng Đại, Phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân liệt kê hàng loạt nguyên nhân khiến một số tuyến đường thuộc địa bàn lát đá tự nhiên bị “nứt, rạn, vỡ” như: Thi công tại thời điểm vữa lót chưa đạt cường độ đã bị tác động của phương tiện giao thông, người dân tự ý trát thêm xi măng để tạo bậc lên cửa nhà mình...
Bà Phạm Thị Kim Liên, Phó giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy cho biết, đường Trần Duy Hưng và các tuyến đường thuộc địa bàn đang được lát bằng gạch vân nhám giả đá.
“Đá tự nhiên đương nhiên sẽ có chất lượng tốt hơn các loại gạch, tuy nhiên cũng có thể do trong quá trình thi công bê tông lót móng chưa chuẩn”, bà Liên nói.
Vào tháng 2/2018, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình lát đá vỉa hè và đề cập tới những tồn tại của việc lát đá vỉa hè thuộc Phòng Quản lý xây dựng (Sở Xây dựng Hà Nội).
Thế nhưng, trao đổi với báo chí, ông Đào Anh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý xây dựng cho biết, trách nhiệm chính thuộc về các quận.
“Sở chỉ có trách nhiệm quản lý nhà nước, còn mọi việc từ vật liệu, thi công, bảo quản đều được các quận thực hiện. Quá trình các quận thực hiện dự án chúng tôi có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện tồn tại”, ông Tuấn nói.
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Sai phạm lát đá vỉa hè, nhiều cán bộ ở Hà Nội bị kiểm điểm Ngày 12-4, một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sở này vẫn đang tập hợp các báo cáo thực hiện kết luận ... |
Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Hàng loạt cán bộ bị xem xét xử lý Các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Ba Đình, Hoàng Mai (Hà Nội) đã báo cáo sự việc liên quan đến phong trào lát đá vỉa ... |
Sai phạm lát đá vỉa hè: Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức Kết luận của Thanh tra TP Hà Nội chỉ ra hàng loạt sai phạm trong các dự án lát đá vỉa hè TP. |
Lát đá mỗi chỗ một kiểu sẽ “băm vụn” vỉa hè Hồ Gươm Trước đề xuất về việc lát lại đá vỉa hè quanh hồ Gươm của UBND quận Hoàn Kiếm, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng đây ... |