Đề xuất này của các sở ngành bị ông Nguyễn Thành Phong cho là làm cồng kềnh bộ máy, không đem lại hiệu quả.
Trong thông báo về việc không đồng ý lập Ban chỉ đạo quản lý nước thành phố, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng không cần có một cơ quan trung gian giữa cấp sở ngành với UBND TP HCM.
"Điều cần thiết là một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả để các sở ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công", ông Phong yêu cầu.
Chủ tịch TP HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cùng các đơn vị xây dựng quy chế phối hợp về quản lý nước, trình UBND trước 15/1/2018.
Thời gian qua, nhiệm vụ quản lý nước thuộc Sở Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố nhận định ba sở này phối hợp chưa khoa học, kém hiệu quả. Hồi đầu tháng 8, thành phố giao Sở Nội vụ nghiên cứu xây dựng đề cương đề án Ban chỉ đạo, lấy ý kiến các sở ngành liên quan để trình lãnh đạo thành phố quyết định.
Quyết định của ông Phong được đưa ra trong bối cảnh TP HCM đang đấu tranh để giải thể khoảng 200 ban chỉ đạo, ủy ban, tổ công tác, tổ liên ngành, hội đồng (gọi chung là ban chỉ đạo).
Ông Lê Hoài Trung - nguyên Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM - đánh giá việc thành lập quá nhiều ban chỉ đạo gây lãng phí thời gian, nguồn lực, tiền của. Trong số gần 200 ban, chỉ khoảng 20 ban hoạt động hiệu quả.
Theo ông Trung, nếu các sở ngành, quận huyện phát huy hết trách nhiệm, chức năng quản lý chuyên ngành tốt thì không cần lập ban chỉ đạo.
Sở Nội vụ đang thống kê, tham mưu lãnh đạo UBND TP HCM giải thể các ban hoạt động không hiệu quả, hoặc thành lập rồi không hoạt động; đồng thời đề nghị thành phố xem xét không thành lập các ban chỉ đạo mới nếu không cần thiết.
Người dân KĐT Tân Tây Đô 3 năm dùng nước bẩn: Chủ đầu tư nói gì? Nhiều năm qua, hơn 2000 hộ dân tại khu đô thị Tân Tây Đô, huyện Đan Phượng, Hà Nội vẫn đang phải "đánh liều" dùng ... |
Cựu giám đốc Nước sạch Sông Đà bị truy tố khung 10 năm tù Ông Trung bị cáo buộc cùng thuộc cấp vi phạm xây dựng dẫn đến vỡ đường ống nước Sông Đà, ảnh hưởng cuộc sống của ... |