Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc đang được đẩy mạnh vì nỗ lực gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh.
AidData – một trung tâm có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát gần đây về các nhà tài trợ nước ngoài có ảnh hưởng toàn cầu trong năm 2014. Trung Quốc đã tăng từ vị trí thứ 29 (trong tổng số 33 quốc gia) lên vị trí thứ 21 (trong tổng số 35).
| |
Trung Quốc tăng cường viện trợ nước ngoài. Ảnh: SCMP |
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã vượt qua Nhật Bản (thứ 25) và Ấn Độ (thứ 24) trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng thông qua viện trợ nước ngoài. Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” trị giá 126 tỷ USD - một kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng đường xá, bến cảng và cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.
Mặc dù chưa thể đuổi kịp Mỹ nhưng rõ ràng là Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách khi Tổng thống Donald Trump quyết định cắt giảm viện trợ nước ngoài. Trong tháng 10/2017, ông Trump đã cắt giảm 28% mức viện trợ. Trong khi đó, từ năm 2000 đến 2014, Trung Quốc đã viện trợ gần 354,4 tỷ USD và các hình thức hỗ trợ khác cho 140 quốc gia, theo sau Mỹ với số tiền lên đến 394,6 tỷ USD.
"Vẫn còn quá sớm để nói rằng Mỹ sẽ mất dần ảnh hưởng", ông Samantha Custer, giám đốc phân tích chính sách của AidData nói và cho biết. "Viện trợ và gia tăng ảnh hưởng ở các quốc gia khác luôn luôn là một khái niệm tương đối, cũng tùy thuộc vào việc các nhà tài trợ khác sẽ làm nhiều hơn hay ít hơn".
| |
Trung Quốc thành lập cơ quan chuyên giám sát các chương trình viện trợ nước ngoài. Ảnh minh họa: SCMP |
Bảng xếp hạng này được đưa ra sau thông báo của Trung Quốc vào tháng 3/2018 rằng họ sẽ thành lập Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế để giám sát các chương trình viện trợ nước ngoài.
Trong khi Bắc Kinh chính thức duy trì chính sách không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, các giao dịch và viện trợ của Trung Quốc trong thập kỷ qua vẫn tăng trưởng theo cấp số nhân, gây ra lo ngại rằng họ đang sử dụng viện trợ như một công cụ để mở rộng sức ảnh hưởng ở nước ngoài.
Kết quả báo cáo dựa trên khảo sát của AidData được tiến hành năm 2017 với mẫu là 3.468 cá nhân từ chính phủ, các nhóm xã hội dân sự và khu vực tư nhân ở 126 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Những người tham gia đã giữ các vị trí cấp bộ hoặc lãnh đạo từ năm 2010-2015 và trả lời các câu hỏi khảo sát dựa trên vai trò của họ vào thời điểm đó, AidData cho biết.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc là ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Phi.
Mỹ yêu cầu Triều Tiên giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trước khi nhận viện trợ Theo Ngoại trưởng Mỹ, khi đạt được những mục tiêu đó, chính quyền Bình Nhưỡng sẽ nhận được sự giúp đỡ kinh tế dưới hình ... |
Mỹ dọa cắt viện trợ cho Pakistan trong tweet đầu tiên năm 2018 Tổng thống Trump hôm nay dọa cắt viện trợ nước ngoài cho Pakistan, cáo buộc nước này chứa chấp phiến quân cực đoan và nói ... |
Cắt viện trợ, bệnh nhân HIV lao đao khi không có bảo hiểm y tế Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, nguồn tài chính dành cho hoạt động này là một thách thức, do việc chuyển đổi ... |
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)