Làng Tân Thành 2 xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định được mệnh danh là một trong những cái nôi của nghề câu cá ngừ đại dương, bởi, ngư dân ở làng chỉ làm tinh một nghề, cha truyền con nối… Cứ thế từng lớp người theo nhau cưỡi sóng, vươn khơi.

chuyen ly ky ve ngoi lang co 5 6 the he di danh ca ngu dai duong Bí ẩn bộ lạc sống tách biệt với thế giới ở Indonesia
chuyen ly ky ve ngoi lang co 5 6 the he di danh ca ngu dai duong Đằng sau sự biến mất của những ngôi làng ở Nga

Cha truyền con nối

Ở làng Tân Thành 2, nổi tiếng với nghề câu cá ngừ đại dương là các dòng tộc mang họ Kiệt, La, Nguyễn, Phan. Đây là những dòng tộc có truyền thống nghề biển đã có 5-6 thế hệ nối tiếp nhau vươn khơi. Những thế hệ ông, cha ra khơi đánh bắt với phương tiện chỉ là ghe bầu, lái bằng buồm, ban đêm phải thắp đèn bão để dò đường. Thế hệ sau thì tiếp cận được với ghe máy, rồi đến tàu cá công suất lớn được trang thiết bị đánh bắt ngày càng cải tiến, hiện đại.

chuyen ly ky ve ngoi lang co 5 6 the he di danh ca ngu dai duong

Ngư dân làng Tân Thành 2 đưa cá ngừ đại dương vào bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày trên biển. Ảnh: D.T

Diện mạo của làng chài Tân Thành 2 đã đổi thay, có rất nhiều tỷ phú trẻ nổi lên từ nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Nếu cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật được thuận lợi, nghề đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản được phổ biến rộng khắp thì chắc chắn ngư dân của làng này sẽ nhanh chóng học hỏi làm theo...”, ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn cho biết.

Theo các bậc cao niên trong làng, từ thời lập làng, nơi đây được mệnh danh làng “vi cước cá”. Bởi lẽ, mấy chục năm trước là thời vàng son của cá nhám… Đấng trai trẻ trong làng ai cũng lao ra biển kiếm sống bằng nghề này. Thời đó, vi cước cá nhám được xem là sản vật quý hiếm của biển cả. Trưởng làng Tân Thành 2 - ông Nguyễn Huy Thọ kể, thời trước trong làng chỉ có khoảng 30 tàu cá với công suất nhỏ, không quá 30CV. Thế nhưng, nhờ nghề câu cá nhám mà dân trong làng có của ăn của để. Vi cá nhám thời đó thì có giá trị rất cao, được ước tính bằng bằng những lượng vàng.

Theo cách tính của các “thợ săn cá nhám”, bình quân 1 con nặng 100kg chỉ riêng 3 vi chính (2 vi bên mang và 1 vi trên lưng) có thể thu đến 3kg (đó là chưa kể vi phụ nằm ở đuôi và kỳ con cá). Ngày ấy, 1kg vi chính bán được 1 cây vàng, vị chi con cá 100kg thu được 3 cây vàng từ 3kg vi chính và nửa cây vàng từ 1kg vi phụ.

Vào khoảng đầu năm 2000, bỗng dưng cá nhám vắng bóng, ngư dân trong làng không mặn mà săn bắt nữa. Cùng lúc đó, cá ngừ đại dương lại được thị trường “ăn” mạnh bởi có hướng đi xuất khẩu. Vậy là họ chạy dọc các làng biển miền Trung để học cách câu cá ngừ đại dương.

“Ban đầu, 3 chiếc tàu đầu tiên đi học nghề và thành thạo được kỹ năng, họ chỉ dẫn cho các ngư dân còn lại. Chẳng ai giấu giếm bí kíp gì cả, nhờ vậy nghề câu cá ngừ đại dương ngày càng phổ biến trong làng. Cái tình cái nghĩa đã sinh ra sự giàu có, phồn thịnh, và tình làng nghĩa xóm vẫn cứ đậm đà qua năm tháng là ở chỗ đó” - ông Thọ nói với giọng đầy tự hào.

chuyen ly ky ve ngoi lang co 5 6 the he di danh ca ngu dai duong

Đội tàu thuyền chuyên được dùng để đi đánh cá ngừ đại dương.

Cha truyền, con nối

Cụ Kiệt Văn Chiến (81 tuổi) là một trong những ngư dân đầu tiên ở làng đi học nghề câu cá ngừ đại dương tại các làng chài ven biển miền Trung. Với kinh nghiệm sẵn có, chỉ đi chừng vài chuyến biển là lão ngư này đã thành thạo đến mức điêu luyện. Khi rành rọt, cụ lại cầm tay chỉ việc cho con cháu trong nhà và ngư dân trong làng muốn tiếp cận.

Thời đó, với phương thức câu truyền thống (câu vàng), mỗi chuyến biển câu được đến 50-70 con. Mỗi lần bủa câu từ 500-700 lưỡi, giàn câu dài cả 20 cây số. Cứ chiều đến là bủa câu, tối kéo. Gặp lúc cá dày có khi kéo câu đến sáng cũng chưa xong. Có chuyến biển gặp nhiều cá, chỉ cần 3 giác câu là tàu hết đá, phải vào bờ, kết thúc chuyến biển sớm hơn dự kiến.

“Hồi ấy làm ăn sướng lắm, giá nhiên liệu thì rẻ trong khi giá cá luôn ổn định, sản lượng đánh bắt đạt được rất cao. Mỗi chuyến biển chỉ kéo dài chừng 10-15 ngày mà sau khi trừ tổn, tàu của tui còn lãi ròng 100 triệu đồng, tính ra vàng phải đến 20 cây” - cụ Chiến nhớ lại.

10 năm nay trở lại đây, hầu hết những tàu cá chuyên hành nghề câu cá ngừ đại dương ở làng đã bỏ cách câu truyền thống (câu vàng) để chuyển hết sang phương thức kết hợp ánh sáng, hiện chỉ còn 5 tàu còn giữ nghề câu truyền thống.

Ngư dân Nguyễn Văn Lý (54 tuổi) là hậu duệ đời thứ 5 của dòng họ nhà Nguyễn ở làng có truyền thống làm nghề biển. Tích góp sau nhiều năm vất vả, năm 2005 ngư dân Lý đóng được chiếc tàu cá BĐ 95265 TS có công suất 300CV, hành nghề câu cá ngừ đại dương. Chỉ chừng 8 năm sau, ông tiếp tục đóng chiếc tàu thứ 2 với công suất lớn hơn đạt 700CV. Hiện nay, các tàu này đã chuyển sang câu cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, quanh năm vẫy vùng khắp các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

“Bây giờ, tui giao tàu cho con trai là truyền nhân nghề biển đời thứ 6 của dòng họ Nguyễn nhà tui ở làng chài này. Hiện nay, đi đánh bắt được máy móc hỗ trợ nhiều nên không còn khó khăn như những thời trước. Cái nghề này là cha truyền, con nối… cứ thế anh em dòng tộc chúng tôi theo nhau ra biển làm giàu”- ông Lý tâm sự.

Đến nay, cả làng Tân Thành 2 có đến gần 200 chiếc tàu trong đó có chiếc công suất lớn đến 1.000CV, và đều hành nghề câu cá ngừ đại dương. Nhờ vậy, cuộc sống người dân ngày khấm khá, phồn thịnh hơn. Những túp lều lụp xụp, căn nhà hoang mốc… giờ đây chỉ là kí ức xa xưa của người dân trong làng.

http://danviet.vn/nha-nong/chuyen-ly-ky-ve-ngoi-lang-co-5-6-the-he-di-danh-ca-ngu-dai-duong-809329.html

/ Dân Việt