Con Cưng cho rằng, doanh nghiệp này có chứng nhận đảm bảo nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và đã cung cấp đầy đủ chứng từ cho Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM.
Công ty Cổ phần Con Cưng (Con Cưng) vừa phát đi thông cáo báo chí cung cấp thông tin về buổi làm việc với Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM và khẳng định có chứng nhận đảm bảo nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Cụ thể, sáng qua (26.7), phía Con Cưng đã có buổi làm việc với Chi cục QLTT TP.HCM. Do nhiều địa điểm kinh doanh của Con Cưng bị kiểm tra đồng loạt tại cùng một thời điểm, trong khi chứng từ gốc của mỗi lô hàng chỉ có 1 bộ duy nhất nên doanh nghiệp này cho phép được nộp và giải trình hồ sơ tại một đầu mối.
Cơ quan QLTT TP.HCM đã kiểm tra toàn bộ các cửa hàng Con Cưng tại TP.HCM.
Tại buổi họp này, Chi Cục QLTT TP.HCM cũng thống nhất ý kiến của Con Cưng. Đến thời điểm hiện tại, phía Chi cục QLTT vẫn chưa có kết luận, chỉ ghi biên bản nội dung quá trình kiểm tra và làm rõ.
Giải thích về sản phẩm kem massage bụng có hiện tượng “nhãn chồng nhãn”, Con Cưng lý giải: Sản phẩm TiTiOne được cung cấp bởi Công ty TNHH G&C. Kể từ ngày 24.1.2018, công ty này đã đổi tên thành công ty TNHH Mỹ Phẩm TiTiOne. Việc dán nhãn sản phẩm được thực hiện bởi nhà cung cấp, bao gồm cả trường hợp dán nhãn theo tên của pháp nhân mới (Công ty TNHH Mỹ Phẩm TiTiOne) chèn lên nhãn theo tên của pháp nhân cũ (Công ty TNHH G&C).
Về vấn đề lỗi nhãn trên sản phẩm bộ thun bé gái (mã sản phẩm: CF G127011) mà khách hàng trước đó đã phản ánh, đại diện Con Cưng giải thích: "Sản phẩm CF G127011 nằm trong lô hàng thuộc hợp đồng số PO2017OEM49 ký ngày 10.11.2017 giữa Công ty CP Con Cưng và Nhà sản xuất WWW International Incorporated (Thailand) Co., Ltd, tại Thái Lan. Sản phẩm được đặt hàng sản xuất với đầy đủ bộ nhãn mác CF (Concung Fashion) tại Thái Lan".
Theo Con Cưng, đường đi của sản phẩm, từ khâu sản xuất, vận chuyển theo đường biển, nhập hàng về tổng kho và bày bán tại cửa hàng được mô tả như sau:
Trong quá trình sản xuất, có một số nhãn hàng hóa không đáp ứng theo yêu cầu của Con Cưng, vì vậy nhà sản xuất đã phải điều chỉnh. Công ty cũng công bố xác nhận từ phía nhà sản xuất.
Phía Con Cưng cho rằng, doanh nghiệp này có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc, chất liệu sản phẩm...
Đối với các nội dung khác liên quan đến việc nhãn sản phẩm chưa có đủ thông tin theo quy định, công ty cho biết đang phối hợp với các nhà cung cấp để giải trình với cơ quan QLTT và sẽ có thông tin chính thức sau khi có kết luận từ cơ quan chức năng.
Trong khi đó, khách hàng Trương Đình Công Vĩnh (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã nhận được đơn khiếu nại của ông về việc Công ty CP Con Cưng cắt và thay nhãn mác quần áo trẻ em.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã ký công văn chuyển đơn khiếu nại của ông Vĩnh sang Cục Quản lý thị trường, yêu cầu cơ quan này tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền.
Ngoài TP.HCM, hiện Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đã tiến hành kiểm tra, rà soát hàng hóa tại chuỗi các cửa hàng Con Cưng ở địa phương này. Đồng Nai hiện có khoảng 38 cửa hàng Con Cưng, chủ yếu tập trung tại TP Biên Hòa.
7 câu hỏi trong cuộc khủng hoảng của Con Cưng Vụ Con Cưng bị nghi ngờ đổi nhãn mác nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng lại dấy lên lo lắng về việc kiểm ... |
Tràn lan hàng nhái, người tiêu dùng phải làm gì để không bị lừa? Sau nhiều vụ việc người tiêu dùng bỏ tiền giá cao nhưng mua phải hàng giả nhãn mác, kém chất lượng như của Khaisilk hay ... |
Mẹ bỉm sữa nói gì về nghi vấn hàng không rõ nguồn gốc của Con Cưng? Các khách hàng thường xuyên của Con Cưng là những bà mẹ bỉm sữa tỏ ra hoang mang trước thông tin nhiều sản phẩm thuộc ... |