Cử tri và nhân dân đề nghị sớm công khai cán bộ có con được sửa điểm thi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.
Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri nhân kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV, một nội dung được đề cập là cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La.
Cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm, nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, trước đo,́ Bộ GD&ĐT cho rằng việc công khai danh tích là do Bộ Công an. Còn đại diện Bộ Công an nói sẽ phối phối hợp với Bộ GD&ĐT để đưa ra quyết định công khai danh tính thí sinh, phụ huynh có con sửa điểm.
Còn đại diện Bộ Nội vụ thì băn khoăn, cân nhắc việc công khai danh tính cán bộ có con sửa điểm thi vì lo sợ ảnh hưởng quyền nhân thân của các đồng chí.
Ngày 20/5/2019, bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, trách nhiệm công khai thí sinh, phụ huynh có con nằm trong danh sách sửa điểm thuộc về cơ quan đảm nhiệm xử lý.
"Nếu Bộ Công an điều tra thì trách nhiệm có công khai hay không, công khai ở giai đoạn nào, mức độ nào, trên phương tiện gì thì thuộc trách nhiệm của các cơ quan tố tụng hình sự.
Còn nếu các đơn vị kiểm tra xử lý khác ở địa phương nơi xảy ra sai phạm thực hiện thanh tra, kiểm tra cán bộ, những điều tiếng của cán bộ thì trách nhiệm công khai thuộc địa phương đó" - ông Xuyền cho biết.
Theo ông Xuyền, trước đề nghị của cử tri và người dân thì các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc, xem xét để thực hiện theo nguyên vọng. Tuy nhiên, việc công khai ở giai đoạn nào, mức độ nào thì cũng cần phải cân nhắc để không làm ảnh hưởng tới việc điều tra vụ án và những cán bộ trong sạch.
Bàn thêm với Đất Việt về vấn đề này, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, đề nghị của cử tri, người dân trong vụ gian lận điểm thi cũng là mong muốn, nguyện vọng của người dân cả nước chính vì thế cần cân nhắc thực hiện.
Về việc công khai như thế nào, theo ông Hùng, hiện nay có nhiều cách công khai như trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện điều tra, kiểm tra, hay công khai bằng văn bản không đóng dấu "mật", công khai trên báo chí, công khai tại cuộc họp của cơ quan....
"Hình thức thức công khai như thế nào thuộc quyền quyết định của đơn vị thực hiện kiểm tra, điều tra vụ việc. Theo tôi, trong vụ gian lận điểm thi, Ban kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh xảy ra sai phạm cần độc lập vào cuộc để xác minh những thông tin liên quan đến cán bộ, con người do mình quản lý.
Từ đó, xác định cán bộ nào vi phạm, cán bộ nào trong sạch. Sau đó, công khai hết ra, ai trong sạch sẽ được giải oan, còn ai vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về sự sai phạm của mình theo quy định của pháp luật" - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, ông Hùng còn cho rằng, cơ quan chức năng cần lập danh sách tất cả các phụ huynh có con được sửa điểm thi, gửi danh sách thông báo này về cho cơ quan và chi bộ nơi cán bộ đó công tác, sinh hoạt. Từ đó, các cán bộ có con được sửa điểm phải có báo cáo, giải trình về sự việc trước ban lãnh đạo cơ quan, chi bộ.
Giáo viên sửa điểm thi ở Hòa Bình: Học trò buồn Ba nghi can là giáo viên tại Hòa Bình mới bị Bộ Công an bắt giam đều được nhận xét là những người dạy giỏi, ... |