Câu chuyện "hòm công đức" ở Phật môn lùm xùm lâu nay và dần đến cao điểm là sự kiện sư thầy Thích Đàm Phú - trụ trì chùa Tây Thiên vừa có lời kêu cứu với báo chí rằng, mất kiểm soát nguồn thu, chi tiền công đức...

Theo sư thầy, từ nhiều năm qua, các vị sư khác trong chùa đã tùy tiện, khuất tất trong việc quản lý, cố ý không báo cáo, không công khai, minh bạch nguồn tài chính. Gần đây lại xuất hiện các vị sư lạ mặt tự do đi lại không xin phép, không báo cáo, tuỳ tiện ăn ở, tự do thu lễ, tự do kiểm đếm, thu nhặt tiền công đức...

cua chua khong phat
Nhiều người dân ngỡ ngàng khi phải mua vé vãn cảnh với mức 40.000 đồng. Ảnh: Cù Hiền

Chưa vội bàn về bản chất những hòm tiền công đức đặt trong cửa chùa đang là mối nghi ngại trong dư luận Phật tử, từ đó xuất hiện nhan nhản sự bất an diễn ra tại nơi vốn được coi là thanh tịnh nhất trong cõi hồng trần. Không khó nhận ra, từ Bắc chí Nam, nạn mê tín thay bằng đức tin đã xuất hiện tràn lan ở khắp các đền chùa, miếu mạo bằng hàng triệu tờ tiền lẻ che kín trên các tượng thờ.

Miếu Bà Chúa Xứ bị làm giả ở An Giang, Yên Tử thu tiền Phật tử về lễ phật, Bái Đính thì cử hẳn một đội bảo vệ mặc áo nâu sồng để giữ các hòm tiền công đức…

Có ngôi chùa ở phía Bắc một ngày thu tiền công đức đến hơn 2 tỷ đồng, từ mệnh giá 500 đồng đến 1.000 đồng… Và số tiền này được trụ trì nhà chùa, thủ đền… sử dụng “tùy tâm”.

cua chua khong phat
Có chùa, số tiền Phật tử “cúng dường” mỗi ngày lên đến hàng tỷ đồng

Vì lẽ này, nhiều cửa chùa nảy sinh những tranh chấp quyết liệt, thậm chí dẫn đến những thảm án. Cách đây không lâu, ở một ngôi chùa lớn nhất ở miền Trung đã xảy ra sự kiện sư thầy tự hủy thân xác bằng xăng, vì bị thầy trụ trì nghi ngờ “biển thủ” tiền công đức.

Trở lại câu chuyện chùa Tây Thiên, trụ trì công khai với báo chí với sự bức xúc hiếm có: Trong một lễ đầu tháng 3, “nhà chùa đã ân cần mời thỉnh các sư lễ cúng Phật cúng giỗ nhưng các sư nhất quyết không nghe mà chỉ chăm chú vào việc thu nhặt tiền, mở hòm công đức để tư túi…”.

Cửa chùa vốn là nơi thanh tịnh, giới luật trang nghiêm; là nơi người tu hành phát nguyện thọ Tam Quy, Ngũ Giới; loại bỏ tham, sân, si, ngã mạn…

Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới. Nghĩa là chỉ khoác chiếc áo nâu sòng, mà không tránh tà dâm, sát sinh, trộm cắp… Vì vậy, giới luật là giềng mối để giữ gìn sự tôn nghiêm của chốn Phật môn.

cua chua khong phat
Phật tại tâm sanh

“An lạc chi tâm”, vì tâm là nhân của trí huệ bát-nhã”, Đức Phật đã dạy như vậy. Dùng tiền để cầu sự an lạc, có khác gì dụng vật chất mà “hối lộ” thánh thần. Đến cửa Phật thì phải đắc ngộ cho được ý trên, cầm bằng ngược lại thì có khác gì vào chùa, không phật.

cua chua khong phat Nhóm phụ nữ dùng băng dính trộm tiền trong hòm công đức

Nhóm phụ nữ chia nhau canh gác, dùng nẹp giấy mỏng dán băng dính hai mặt, lấy từng tờ tiền trong hòm công đức của ...

cua chua khong phat Khách Trung Quốc vào chùa, lập hòm công đức thu 200.000 đồng/người

UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh việc tổ chức các hoạt động du lịch ...

/ https://laodong.vn