Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng cục Hàng hải bị tố sử dụng bằng tiến sĩ chưa được công nhận. Theo ĐBQH Lê Thanh Vân: “Cán bộ sống ở Việt Nam phải tuân theo luật pháp Việt Nam. Cần xem xét việc dùng bằng tiến sĩ chưa được công nhận là cố ý hay vô ý”.

cuc truong dung bang tien si chua duoc cong nhan neu hao danh co y ke khai phai xu ly nghiem

ĐBQH Lê Thanh Vân. (Nguồn ảnh: Internet).

Về thực trạng cán bộ sử dụng bằng cấp nước ngoài nhưng chưa được công nhận ở Việt Nam như một cách thức làm đẹp hồ sơ, ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, ở đây có trách nhiệm của bộ GD&ĐT trong việc rà soát, công bố những loại bằng nào được công nhận, chưa công nhận.

Ông Vân nêu quan điểm: “Thông thường, những cán bộ sử dụng bằng cấp không được các cơ quan chức năng công nhận là do lỗi cố ý. Những thói háo danh, coi trọng bằng cấp, không coi trọng việc thực học mà chỉ sử dụng bằng cấp cho việc bổ nhiệm thì cần phải xử lý nghiêm”.

Cũng theo ông Vân, trên thực tế có nhiều trường hợp cán bộ mượn bằng cấp người khác để khai vào hồ sơ. Đã có những trường hợp bị xử lý trên thực tế, nhưng số lượng gian dối chưa bị xử lý còn không ít. Điều này rất nguy hại vì lựa chọn cán bộ không căn cứ trên thực đức, thực tài thì công việc trì trệ, kém hiệu quả, dung dưỡng cho nhiều thói xấu khác. “Không riêng việc kê khai bằng Tiến sĩ, ngay cả bằng Thạc sĩ mà không được công nhận hoặc chưa được công nhận cũng phải xử lý nghiêm”, ông Vân nói.

Hiện nay, có những trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp không được công nhận mà báo chí nêu đang được ủy ban Kiểm tra Trung ương tích cực vào cuộc làm rõ. Vị Ủy viên ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng: “Khai man lý lịch, dối trá bằng cấp là sự lừa dối phải xử lý thật nghiêm”.

Đề cập đến việc đánh giá cán bộ dựa trên bằng cấp, số phiếu tín nhiệm trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm của ông Vân là không chính xác.

“Thực tế cho thấy, bằng cấp có thể mua bán, giả mạo, mạo danh, mạo nhận. Còn tín nhiệm thì người ta có thể mua phiếu, gian lận trong đánh giá. Điều này không phản ánh thực chất năng lực cán bộ, cá nhân.

Vì vậy, đánh giá cán bộ cần phải dựa trên lời nói, việc làm, hành động, năng lực có tương xứng với nhiệm vụ được giao hay không. Trình độ của cán bộ có vượt trội, khác biệt so với người khác hay không. Thực tế và lịch sử đã chứng minh, không phải đỗ đạt cao đã là tài giỏi thực sự nếu không được chứng minh qua thực nghiệm”, ĐBQH Lê Thanh Vân nhìn nhận.

Về thực trạng một số cán bộ gia tăng về khối lượng tài sản trong lúc đảm nhiệm chức vụ, ông Vân nhìn nhận có “dấu hiệu tham nhũng”.

Trở lại câu chuyện bằng cấp của vị Cục trưởng cục Hàng hải, bộ Giao thông Vận tải, Ủy viên ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, chức danh thuộc sự quản lý của hệ thống ngành, cơ quan Nhà nước thì Thanh tra Chính phủ, bộ GD&ĐT phải vào cuộc thẩm tra lại.

“Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về văn bằng chứng chỉ, phải có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan kiểm tra của Đảng, Thanh tra của Nhà nước để góp phần làm rõ những trường hợp báo chí nêu trong việc sử dụng sai bằng cấp. Sau đó, các cơ quan chức năng phải có sự trả lời trước công luận về những trường hợp này”, ông Vân nhấn mạnh.

Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đưa, ông Nguyễn Xuân Sang được bổ nhiệm thẳng từ Giám đốc Cảng vụ TP.Hồ Chí Minh lên Cục trưởng cục Hàng hải theo Quyết định số 2468/QĐ-BGTVT ngày 9/7/2015 của Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải (nhiệm kỳ 2011-2016).

Thời gian từ năm 2006 đến 2008, ông Nguyễn Xuân Sang học Tiến sĩ từ xa và theo kê khai của ông này thì được cấp bằng Tiến sĩ Hàng hải từ ĐH Khoa học, Nghiên cứu và Thực nghiệm Điện tử, Ô tô và Thiết bị điện - Liên bang Nga.

Trong văn bản trả lời mới nhất của bộ GD&ĐT, ĐH Khoa học, Nghiên cứu và Thực nghiệm Điện tử, Ô tô và Thiết bị điện thuộc Liên bang Nga chưa được bộ GD&ĐT cho phép liên kết đào tạo từ xa tại Việt Nam. Căn cứ theo khoản 2, Điều 3, Chương I, Quyết định số 77/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của bộ GD&ĐT, những chương trình liên kết đào tạo từ xa do các trường ĐH này cấp chưa đủ điều kiện để công nhận.

cuc truong dung bang tien si chua duoc cong nhan neu hao danh co y ke khai phai xu ly nghiem 12.000 tỷ đào tạo 9.000 tiến sĩ: Như gà đẻ trứng?

Nhiều người lấy bằng Tiến sĩ để có cái danh cá nhân, nhưng thực chất chuyên môn thì họ không quan tâm.

cuc truong dung bang tien si chua duoc cong nhan neu hao danh co y ke khai phai xu ly nghiem Việt Nam tăng tốc đào tạo tiến sĩ: Nói thật thì...ngượng lắm!

"Không phải cứ có bằng cấp cao là thì nền khoa học sẽ đổi khác, nhiều người không có bằng tiến sĩ mà rất giỏi".

http://www.nguoiduatin.vn/cuc-truong-dung-bang-tien-si-chua-duoc-cong-nhan-dbqh-len-tieng-a348354.html

/ nguoiduatin.vn