Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen
Dịp đầu năm mới, biển người lại đổ đến chùa Phúc Khánh làm lễ giải hạn. Ảnh: LĐO
cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen
Dịch vụ cúng sao giải hạn đầu năm tại một ngôi chùa ở Hà Nội luôn tấp nập người ra vào. Ảnh: Thu Trang
cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen
cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen
Dòng người "tràn" ra phía ngoài đường Tây Sơn (Hà Nội) để dự lễ giải hạn ở chùa Phúc Khánh vào tối 23.1. Ảnh: Bích Hà
cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen
Người dân ở thủ đô đi giải hạn đầu năm. Ảnh: Bích Hà
Hiện nay, những lời truyền từ câu chuyện của thế giới tâm linh như “Sao Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La (sao La Hầu), nữ Kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến”… đã len lỏi sâu vào đời sống nhân dân, đem đến cho con người nỗi sợ hãi, xen lẫn lo âu. Thay vì dành thời gian làm việc, tuân theo các quy định của pháp luật, nhiều người quẳng tiền bạc và thời gian vào những cuộc “mặc cả” với thánh thần. Các hoạt động cúng, lễ, bói toán, dâng sao giải hạn diễn ra vô cùng sôi động vào dịp đầu năm mới.

Những ngày qua, ở nhiều cơ sở thờ tự trên khắp cả nước, người dân đến đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn vô cùng tấp nập. Để tiện cho người đăng ký cúng sao, nhà chùa còn công khai bảng thống kê các thông số như tuổi, năm sinh, sao chiếu mệnh... Giá cúng sao mỗi năm cũng “tăng dần đều” theo giá thị trường.

Theo PGS-TS, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, tục dâng sao giải hạn tồn tại từ lâu đời trong dân gian, có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Đến nay, tục này đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh, trong đó có những sao xấu như La hầu, Kế đô, Thái bạch… Trong năm đó, con người sẽ dễ bị ốm đau, gặp phải chuyện không may, gọi chung là vận hạn. Để giải được hạn, cần phải dâng cúng sao.

PGS Trần Lâm Biền cho rằng, việc dâng sao giải hạn này suy cho cùng chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Khi con người không tu thân, làm những việc sai trái, buôn gian bán lận thì chẳng thần thánh nào giúp giải được hạn.

Đồng quan điểm, GS-TS Đỗ Quang Hưng - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - cũng cho rằng một bộ phận đang ngày càng có xu hướng quá tin vào những điều mê muội, thế giới tâm linh.

Những hiện tượng đổ xô đi cúng lễ giải hạn, đội mưa xếp hàng mua vàng ngày Thần Tài… chỉ chứng tỏ người dân đang có tâm lý bất an, mất niềm tin và rơi vào trạng thái vô thức tập thể. Mà khi đó sẽ rất dễ bị lợi dụng, gieo rắc những tệ nạn mê tín dị đoan.

“Khi người dân quá tin vào những điều thiếu cơ sở, ùa theo đám đông như thế thì đất nước sẽ khó phát triển” - GS-TS Đỗ Quang Hưng trăn trở.

cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen Tại sao các chùa không ngừng tổ chức cúng sao giải hạn?

"Thay vì khuyên người dân ngừng cúng sao giải hạn, các chùa chiền cần phải ngừng ngay hoạt động này vì điều này trái với ...

cung sao giai han tron tranh tai hoa do chinh minh gay nen Cúng sao giải hạn chẳng khác gì vung tiền mua sự an ủi

Các nhà tu hành cho rằng trong giáo lý nhà phật không có việc cúng sao giải hạn. Đối với phật giáo, không có ngày ...

/ Báo Lao Động