Việc Mỹ sử dụng tên lửa JASSM tấn công Syria dường như để chứng tỏ khả năng thực chiến của vũ khí mới này với khách hàng tiềm năng.

Tên lửa JASSM Mỹ trong các cuộc thử nghiệm. Video: Lockheed Martin.

Ngoài 60 tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến, Mỹ ngày 14/4 cũng triển khai oanh tạc cơ B-1B Lancer bắn 19 Tên lửa Không đối đất Liên quân (JASSM) tấn công các mục tiêu ở Syria.

Đây là lần tham chiến đầu tiên của loại tên lửa hành trình vốn nổi tiếng "nhiều lỗi" này, khiến nhiều chuyên gia quân sự cho rằng đây là màn quảng bá vũ khí của Mỹ nhằm thuyết phục các khách hàng tiềm năng như Nhật Bản, theo JapanTimes.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hồi tháng 12/2017 cho biết bộ này đang xem xét phân bổ ngân sách để nghiên cứu tính khả thi của việc trang bị phiên bản tăng tầm JASSM-ER cho tiêm kích F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật (ASDF).

Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, tên lửa JASSM-ER có tầm bắn lên tới 1.000 km, có khả năng tàng hình trước radar và được thiết kế "để hủy diệt hệ thống phòng không cùng các mục tiêu giá trị cao, cố định và di động, được bảo vệ chặt chẽ của đối phương, đồng thời giúp bảo vệ máy bay trước hệ thống phòng không thù địch".

Nếu được trang bị JASSM-ER, tiêm kích F-15J về lý thuyết có thể không kích các căn cứ quân sự, cơ sở hạt nhân Triều Tiên và bảo vệ các hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Tên lửa này nếu được mua cũng có thể sẽ được Nhật Bản gắn lên tiêm kích tàng hình F-35.

Tuy nhiên, mẫu tên lửa này mới chỉ được Mỹ xác nhận khả năng chiến đấu hồi tháng 2, sau một loạt vấn đề trong quá trình phát triển, trong đó có nhiều cuộc thử nghiệm thất bại.

Corey Wallace, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Đông Á ở Đại học Freie, Đức, cho rằng trong hoàn cảnh đó, Lầu Năm Góc chắc chắn "muốn thể hiện tính hiệu quả trong thực chiến của tên lửa JASSM-ER" với các khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế.

cuoc khong kich syria co the la man quang cao ten lua moi cua my
Tiêm kích Mỹ phóng thử nghiệm JASSM. Ảnh: Lockheed Martin.

"Cuộc không kích Syria cho thấy JASSM-ER không chỉ có tầm bắn 1.000 km, nó còn có khả năng tàng hình và tỷ lệ sống sót cao để tấn công chính xác mục tiêu từ trên không", Wallace nói.

Điều này có thể giúp ASDF khắc phục điểm yếu hiện nay là các tên lửa trong biên chế có tầm bắn ngắn, khiến phi công dễ gặp nguy hiểm trước các hệ thống phòng không đối phương.

Truyền thông Nhật Bản cho rằng nếu ASDF sở hữu tên lửa JASSM-ER vào năm 2023, nước này có thể "chủ động tấn công các mục tiêu trên đất liền của Triều Tiên trong trường hợp khẩn cấp và Mỹ không sẵn sàng bảo vệ Nhật".

Liên quân Mỹ, Anh, Pháp ngày 14/4 phóng tổng cộng 105 tên lửa hành trình các loại tấn công ba mục tiêu ở Syria nhằm đáp trả việc nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Đòn không kích của Mỹ và đồng minh phá hủy ba cơ sở nghiên cứu ở thủ đô Damascus và tỉnh Homs của Syria, khiến ba dân thường bị thương. Syria, Nga và Iran đã lên án cuộc tấn công này, cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế.

Bình An

cuoc khong kich syria co the la man quang cao ten lua moi cua my Giữa căng thẳng, tàu chiến Nga lại chất đầy xe tăng và xe bọc thép tới Syria

Hai tàu chiến Nga mang theo các phương tiện quân sự đã tiếp tục được đưa tới chiến trường Syria sau vụ tấn công tên ...

cuoc khong kich syria co the la man quang cao ten lua moi cua my Putin đã làm gì sau cuộc không kích của Mỹ vào Syria?

Putin gọi cuộc không kích của liên quân Mỹ vào Syria là "hành động gây hấn" nhưng giới quan sát nhận xét Moscow sẽ "không ...

cuoc khong kich syria co the la man quang cao ten lua moi cua my Mỹ dùng 2 tàu khu trục “đánh lừa” Nga và Syria?

Hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Winston Churchill và USS Donald Cook là một phần trong kế hoạch tấn công Syria của ...

/ https://vnexpress.net