Vào những ngày giáp tết này, khi ra đường nhiều người dân thường bắt gặp cảnh tiệc tất niên, cưới hỏi diễn ra với mật độ dày đặc. Điều đáng nói, nhiều gia đình đã dùng lòng đường, vỉa hè để căng rạp, kê bàn ghế gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người tham gia giao thông.
Vào những ngày giáp tết này, khi ra đường nhiều người dân thường bắt gặp cảnh tiệc tất niên, cưới hỏi diễn ra với mật độ dày đặc. Điều đáng nói, nhiều gia đình đã dùng lòng đường, vỉa hè để căng rạp, kê bàn ghế gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người tham gia giao thông.
Tự nhiên thành ngõ cụt, đường cùng vì tiệc.
Chiều tối 12.1, anh Nguyễn Văn Tuấn, nhà ở quận 3 (TPHCM) lái ôtô 7 chỗ chở gia đình lên phường Trung Mỹ Tây quận 12 để thăm người thân.
Khi đến đường Hà Chương là lối dẫn vào nhà người thân, anh bất ngờ gặp một đám tiệc được che rạp hết phần đường và không thể nào qua được.
Vì đây là tuyến đường không có đường nhánh để rẽ và mặt đường chỉ 6m nên rất khó cho việc quay đầu xe. Trong tình thế dở khóc dở cười này, anh Tuấn đành phải lùi xe một đoạn khá dài để về điểm rẽ vào ban đầu.
"Việc lùi xe một đoạn dài trên một con đường hẹp với nhiều dân cư đi lại là một việc rất nguy hiểm. Sau khi lùi xong, tôi phải tìm một con đường vòng khác xa hơn mới đến nhà bạn thân được." - anh Tuấn nói với vẻ không hài lòng.
Dựng rạp làm tiệc vì ai cũng làm thế?
Theo PV Báo Lao Động tìm hiểu, đám tiệc mà anh Tuấn gặp phải là của một gia chủ tổ chức mừng về nhà mới.
"Nhà chật nên thuê rạp căng một đoạn đường này mới tiếp hết khách được. Xưa nay khi có tiệc tất tiên cuối năm, đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, liên hoan,... người dân ở đây đều tổ chức trước nhà chứ không riêng gì gia đình tôi." - ông Hai nói với PV Báo Lao Động.
Có lẽ sự "khó chịu" mà anh Tuấn gặp phải cũng là chuyện thường gặp của nhiều người. Khi từ nay đến tết âm lịch, mật độ tiệc tất niên, cưới hỏi, liên hoan cuối năm tăng lên ngày càng dày đặt.
Vì lý do không thuê được nhà hàng, hoặc để thuận tiện cho gia đình cũng như tiết kiệm chi phí, nhiều hộ gia đình tổ chức tiệc nhưng không đến những nhà hàng hay trung tâm tiệc cưới mà tổ chức ngay tại nhà.
Trong khi nhà phố thì không có diện tích rộng để đãi khách, họ xem lòng đường như của nhà mình và đã bít lối đi của người tham gia giao thông.
Đã từng có những tai nạn giao thông, hay nhiều vụ xô xát xảy ra giữa người tham gia giao thông với gia chủ chiếm lòng đường tổ chức tiệc làm bít lối.
Chính quyền và các cơ quan chức năng nói gì?.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Văn Hòa (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, việc sử dụng chức năng của lòng đường, vỉa hè đã được quy định cụ thể tại điều 36 Luật Giao thông đường bộ.
Căn cứ vào luật này, việc người dân sử dụng lòng đường, vỉa hè trước nhà mình vào mục đích tiệc tùng và các mục đích khác là vi phạm quy định pháp luật, vượt quá phạm vi sử dụng của mình.
“Tùy hành vi, mức độ cụ thể với mức xử phạt có thể lên đến 20 triệu đồng đối với cá nhân. Trong trường hợp dựng rạp lấn ra lòng đường dẫn đến tai nạn chết người thì chủ nhà có thể sẽ bị xử lý hình sự.” – luật sư Hòa nói.
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TPHCM cho rằng, việc dẹp lấn chiếm lòng đường sử dụng vào mục đích khác cho giao thông đã được UBND TPHCM giao cho UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm.
"Địa phương nào để xảy ra trình trạng lấn chiếm lòng lề đường, lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND TPHCM".- ông Tường nói.
Lâu đài của đại gia Nam Định có con gái đeo vàng trĩu cổ ngày cưới Gia đình cô dâu sống trong một tòa lâu đài 7 tầng xa hoa tráng lệ, được xây dựng và hoàn thành cách đây hơn 2 năm. |
Đầu năm trồng sắn, cuối năm làm bánh đa, mỗi nhà thu nhập hàng chục triệu dịp Tết Về làng bánh đa sắn Hùng Sơn những ngày này, đâu đâu cũng thấy bà con tất bật, người tráng bánh, người phơi bánh rồi ... |