Nhiều công trình vi phạm ở xã Minh Phú không bị phá hủy hoặc chỉ cưỡng chế một phần mặc dù sai phạm tương đối giống nhau.
Ngày 8/5/2019, cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện cưỡng chế các công trình xây dựng vi phạm đất rừng trên địa bàn 2 xã Minh Phú, Minh Trí. Đây là hai khu vực có tình trạng vi phạm đất rừng phổ biến nhất, với nhiều biệt thự nghỉ dưỡng, khu du lịch được xây dựng, lần chiếm đất rừng.
Tại xã Minh Phú, có tất cả 18 công trình nằm trong đợt cưỡng chế lần này. Hầu hết trong số này là các hộ gia đình từ nơi khác đến mua bán, chuyển nhượng đất với diện tích từ 1.000 - 3.5000m2, trong đó có một phần là đất thổ cư.
Ông Ngô Văn Cam - Trưởng thông Lâm Trường, xã Minh Phú cũng là một trong những người có công trình vi phạm nằm trong diện cưỡng chế đợt này, bày tỏ: "Tại sao có hàng trăm hộ trong thôn, hàng nghìn hộ đang ở sâu trong rừng, xây nhà kiên cố, nhà hàng, nhà nghỉ không hề có giấy phép xây dựng lại không được đưa vào danh sách cưỡng chế? Trong khi chúng tôi đã ở đây từ lâu, mọi thứ giấy tờ đều có đầy đủ?”.
Chính ông Cam là chủ sở hữu khu du lịch Thiên Phú Lâm rộng gần 60.000m2 vi phạm đất rừng nhưng cho đến thời điểm ngày 8/5 cũng chưa bị cưỡng chế.
Trong khi đó, nhiều công trình biệt thự nghỉ dưỡng, du lịch trong đợt cưỡng chế lần này cũng chỉ bị phá nhỏ một phần nhỏ như gần Vườn Quả Villa, một biệt thự chỉ bị phá dỡ mái tôn, một phần diện tích tầng 2. Dưới tầng 1 và ngoài sân, một nhóm các bạn trẻ vẫn đang tụ tập ăn uống.
Cạnh đó, 1 quần thể nghỉ dưỡng khác với 7 biệt thự lớn nhỏ, chính quyền đã phá dỡ 1 biệt thự trong số đó. Vật liệu xây dựng vẫn chất đống tại hiện trường. Tuy nhiên, ở các biệt thự còn lại vẫn có người sinh hoạt bình thường…
Ngoài các công trình trong diện cưỡng chế đợt này, những công trình khác vẫn “án binh bất động”. Đặc biệt là 2 công trình được dư luận hết sức quan tâm là nhà của ca sĩ Mỹ Linh hay Việt phủ Thành Chương.
Một người dân ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn cho biết: Danh sách cưỡng chế đợt này cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi có những vi phạm trầm trọng, với diện tích lớn, xảy ra đã lâu mà không bị xử lý. Trong khi đó những công trình mới xây dựng đã thuộc diện phải cưỡng chế. Điều đó dẫn tới sự vô lý không thể giải thích được.
Để làm rõ những vấn đề mà người dân thắc mắc, ngày 8/5/2019, Đất Việt liên hệ với một lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thi - UBND huyện Sóc Sơn, thành viên trong ban cưỡng chế nhưng người này cho biết, đơn vị đang tập chung xử lý vi phạm theo kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội và chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, sẽ thông tin sau khi công việc hoàn thành.
Bàn về vấn đề cưỡng chế vi phạm đất rừng mà UBND huyện Sóc Sơn đang xử lý, TS Nguyễn Đức Hùng - Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, trước những sai phạm lớn, diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến nhiều cá nhân thì việc chia ra từng giai đoạn để xử lý là cần thiết.
uy nhiên, xử lý giai đoạn nào phải dứt điểm giai đoạn đó, tránh sự không đồng đều khiến người dân càng thêm bức xúc.
"Trong cưỡng chế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích rõ những vấn đề người dân thắc mắc. Nếu cần thiết thì UBND huyện Sóc Sơn hoặc TP. Hà Nội cần lập ra một tổ chuyên trách việc này để người dân được rõ" - ông Hùng nói.
Hà Nội cưỡng chế công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn Một tháng sau khi kết luận thanh tra được công bố, những công trình vi phạm trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn bắt đầu ... |
Xử sai phạm đất rừng Sóc Sơn: Người trong cuộc nói gì? Các các cán bộ liên quan đến sai phạm đất rừng Sóc Sơn đang được hướng dẫn làm bản kiểm điểm, sai đến đâu xử ... |