Sau khi xem những hình ảnh về hàng nghìn cành đào đá ở Hải Phòng cùng cây đào cổ thụ có giá cả trăm triệu đồng được nhiều người mua không suy nghĩ mới thấy xã hội giờ nhiều người giàu thật. Điều này có vẻ đáng mừng nhưng ở một khía cạnh khác, có lẽ nhiều cây đào đá và không ít người cũng phải… hóa đá.
Tết đã về thật rồi, dường như ai cũng (buộc) phải phấn chấn nhưng trong những niềm hân hoan kia, tôi lại cảm nhận cái Tết với một cảm xúc khó tả.
Sau khi xem những hình ảnh về hàng nghìn cành đào đá ở Hải Phòng cùng cây đào cổ thụ có giá cả trăm triệu đồng được nhiều người mua không suy nghĩ mới thấy xã hội giờ nhiều người giàu thật. Điều này có vẻ đáng mừng nhưng ở một khía cạnh khác, có lẽ nhiều cây đào đá và không ít người cũng phải… hóa đá.
Những cành đào đá dù giá khủng nhưng vẫn được nhiều người săn lùng. (Nguồn ảnh minh họa: Dân Việt)
Thấy hoa đào là thấy Tết. Ai cũng thích được ngắm nhìn những bông hoa nở rộ khi Tết đến xuân về nhưng với tôi, nó chỉ đẹp nhất khi sống giữa thiên nhiên. Dù thời tiết khắc nghiệt, đất đá cằn cỗi thì nó vẫn đâm chồi, nở hoa mạnh mẽ đầy sức sống. Và cái phông nền hoang sơ ấy mới làm toát lên hết vẻ đẹp vốn có của nó.
Thế nhưng khi “về xuôi”, nó lại trông giống cành củi khô, đứng thẳng đơ trong bình hoặc chậu, bị “mặc” lên người nào đèn nhấp nháy, nào ruy băng xanh đỏ trông đến là thương. Chẳng khác nào những chú hổ đang vô tư sống trong rừng bị bắt về sở thú để lượn lờ, vật vờ, uể oải.
Chim muông giờ thành món nhậu, gỗ rừng thành sàn nhà, liệu đào rừng có sớm bị đưa vào sách đỏ? Có ai thấy sợ? Có ai xót xa? Ừ thì người ta có tiền muốn mua gì, chơi gì chẳng được. Nhưng giá mà nó không làm hại đến tự nhiên. Đừng để đến khi mẹ Thiên nhiên nổi giận, khi đó đã muộn mất rồi.
Có ý kiến cho rằng: “Người Hải Phòng lặn lội vào bản miền núi mua đào đá với giá cao. Không có người chơi, người dân tộc vùng cao sao có cơ hội kiếm tiền. Đào nở rồi lại tàn. Để đó chỉ là cây không đồng. Mọi người đâu biết ở vùng cao, vùng sâu người dân nghèo khó đói khổ thế nào đâu”. Chắc nhiều người cũng đồng tình lắm! Thôi thì 9 người 10 ý. Dù có ủng hộ hay phản đối thì mỗi ý kiến nghiêm túc, mang tinh thần xây dựng đều cần được ghi nhận và trân trọng
“Mỗi năm hoa đào nở…” là những câu thơ nổi tiếng dịp Tết đến xuân về. Mong rằng từ giờ về sau, người ta sẽ không phải sửa thành “Năm nay đào không nở” bởi dù mạnh mẽ, cứng cáp, kiên cường đến đâu cũng không lại được với sự tàn phá của con người. Có ai tự hỏi rằng đào đá có khóc không khi mà “sỏi đá cũng biết buồn”.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Đào Thất Thốn nằm phòng điều hoà chờ Tết 90 gốc đào Thất Thốn hơn 20 năm tuổi được một gia đình ở Hà Nội chăm sóc theo chế độ đặc biệt. |
Hoa đào rừng rét quắt trong băng tuyết Sa Pa Những bông hoa đào, hồng bên các ngôi nhà tại đèo Ô Quy Hồ, Sa Pa (Lào Cai) bị tuyết phủ tạo nên vẻ đẹp ... |