Đặc quyền thường đi liền với điều kiện và nhiều khi, người được hưởng đặc quyền không tránh khỏi việc bị đặt lên bàn cân bình đẳng và hứng chịu cái nhìn dò xét.
Theo trang web về nghề nghiệp Glassdoor, 57% người lao động nói rằng đặc quyền và lợi ích là một trong những điều đầu tiên họ xem xét khi quyết định nhận việc tại một công ty. Và gần 90% nhân viên trẻ tuổi từ 18 - 34 cho biết họ sẽ thích nơi làm việc có những lợi ích mới hoặc bổ sung chu kỳ tăng lương. Chẳng trách nhiều công ty công nghệ luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giữ chân nhân viên, khiến họ muốn gắn bó lâu năm với công ty hơn.
Đơn cử như công ty sản xuất phần mềm Qualtrics mỗi năm đều thưởng cho nhân viên của mình 1.500 USD/người (tương đương 34 triệu đồng) để tận hưởng những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống mà họ thường không muốn bỏ tiền ra hoặc không có đủ tiền để chi trả. Truyền thông quốc tế đưa tin, một số nhân viên của Qualtric đã bơi với cá mập ở Galapagos, trượt tuyết trên dãy Alps ở Áo, đi bộ dài ngày ở Vạn Lý Trường Thành và trao sách cho trẻ em ở Philippines.
Nhưng dĩ nhiên, “có làm thì mới có ăn”. Để được hưởng các đặc quyền trên, các nhân viên phải đáp ứng 2 tiêu chí: Làm việc toàn thời gian và đã gắn bó với công ty ít nhất một năm.
Còn điều kiện để được lên những toa tàu đặc biệt vắng vẻ, không có bóng dáng “yêu râu xanh” ở Nhật Bản lại phụ thuộc hoàn toàn vào giới tính. Cách đây gần 20 năm, các hãng tàu ở Nhật Bản đã đưa vào vận hành những toa tàu dành riêng cho phụ nữ để bảo vệ họ khỏi những kẻ tấn công tình dục.
Để tránh nạn quấy rối tình dục, ở Nhật Bản có những toa tàu dành riêng cho phụ nữ. Ảnh minh họa: Internet.
Tuy nhiên, những toa tàu đến nay lại bị cho là biểu hiện của sự bất công với phái mạnh. Trái ngược với sự ủng hộ của phụ nữ, khi họ có thể an tâm đi tàu mà không phải lo lắng về sự xuất hiện của “bàn tay đê tiện” nào đó, phần đông nam giới lại cho rằng, đây là hành động phân biệt giới tính và thật bất công khi họ phải trả giá vé tương tự cho những toa xe chật chội, đông đúc hơn.
Vậy là, đặc quyền thường đi liền với điều kiện và trong nhiều trường hợp, người được hưởng đặc quyền không tránh khỏi việc bị đặt lên bàn cân bình đẳng và hứng chịu cái nhìn dò xét.
Trong khi đó, thật khó để đặt toàn bộ lượng dưa hấu đang chín ứ đọng ngoài đồng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên bàn cân và thu về một con số chính xác. Bởi đến kỳ thu hoạch, nông dân bán giá 1.000 đồng/kg nhưng không có người mua, nhiều quả chín nứt nẻ bị bỏ lăn lóc ngoài đồng.
Không chỉ dưa hấu, nhiều loại nông sản khác như ớt xiêm, bí đỏ ở Quảng Ngãi cũng rớt giá mạnh, chỉ còn 5.000-6.000 đồng/kg ớt xiêm, 2.500-3.000 đồng/kg bí đỏ. Giá quá thấp khiến nhiều nông dân trồng ớt và bí đỏ không nghĩ đến chuyện thu hoạch.
Và do đó, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu danh hiệu mùa kéo dài nhất trong năm được trao cho mùa “giải cứu”.
Dưa hấu, bí đỏ rớt giá còn 2.000 đồng một kg Thương lái ngừng thu mua khiến dưa hấu Quảng Ngãi, Quảng Nam và bí đỏ Đăk Lăk cùng rớt giá và đang kêu gọi "giải ... |
Quảng Ngãi: Bất chấp cảnh báo, hàng ngàn tấn dưa lại chờ giải cứu Dù giá bán tại ruộng đã rớt xuống còn 1.000-1.200 đồng/kg, thấp hơn từ 5-7 lần so với đầu vụ nhưng tại 2 huyện Bình ... |
Sinh viên đội mưa \'giải cứu\' hàng tấn dưa chuột cho nông dân xứ Nghệ Nông dân trồng dưa chuột tại Diễn Châu, Nghệ An đang bị lâm vào cảnh được mùa nhưng mất giá. Một nhóm sinh viên đã ... |