Ông Lê Thanh Vân cho rằng, Bộ Giao thông nên lắng nghe dư luận, xem xét cách gọi tên "trạm thu giá" đã phù hợp hay chưa. 

Trong thời gian qua, các trạm thu phí BOT trên toàn quốc đã được đổi tên thành "trạm thu giá". Lý giải việc này bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay, theo quy định hiện hành, phí là khoản người dân phải trả khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, trong khi BOT là sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nên mới có sự chuyển đổi cách gọi sang thu giá (giá sử dụng đường bộ).

Theo ông, "việc đổi tên này không có gì khác mà giúp linh động hơn", Bộ Giao thông quyết định và giám sát quá trình thu giá theo hướng hài hoà lợi ích người dân, doanh nghiệp; khi xét thấy cần thiết thì Bộ điều chỉnh theo hướng giảm giá.

Đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách nhận xét, cách gọi "trạm thu giá" là tối nghĩa, không đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt cũng như chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Vì vậy, dư luận đã phản ứng về cách đổi tên như trên.

"Đã là cơ quan quản lý nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu", ông Vân nói. Đại biểu này cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải nên xem xét, tiếp thu ý kiến của dư luận xem ngôn ngữ mình dùng đã phù hợp chưa, nếu chưa thì điều chỉnh, không nên căn cứ vào chữ nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật để né tránh điều này.

dai bieu quoc hoi cach goi thu gia bot la toi nghia

Ông Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội. Ảnh: QH

Phân tích vấn đề, ông Vân nói, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp giao thông cơ bản cho nhân dân; chỉ những nơi doanh nghiệp bỏ tiền ra đầu tư, giúp người dân có sự lựa chọn tốt hơn đường Nhà nước đã cung cấp thì doanh nghiệp mới được thu tiền. Bản chất BOT là một bên đầu tư và bên kia hưởng dịch vụ. "Như vậy việc người dân trả tiền để đi trên đường BOT có thể gọi là phí hoặc tên gọi nào đó phù hợp, không nên dùng một từ tối nghĩa", ông nói.

Đại biểu Dương Trung Quốc quan niệm, đường BOT không phải sở hữu của nhà đầu tư, ở đây doanh nghiệp thực hiện theo hình thức "xây dựng-vận hành-chuyển giao" nên thu phí là hợp lý, không thể thu giá.

"Chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp đóng góp cổ phần vào giá trị con đường, chứ không phải chủ sở hữu nên không thể thu giá được. Họ không thể bán cái mình không có, mà chỉ có thể thu tỷ lệ nào đó theo thời gian xác định", ông Quốc nêu quan điểm.

"Sẽ chất vấn Bộ trưởng vì sao gọi là trạm thu giá?"

Với quan điểm "cần xem đường BOT có đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, đảm bảo lợi ích các bên hay không", Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, cách gọi trạm thu phí hay thu giá... cũng chỉ là tên gọi.

Hơn nữa, theo ông Kiên, việc chuyển từ phí sang giá một số dịch vụ đã được quy định trong Luật. Những dịch vụ nào không nằm trong danh mục phí (ví dụ như đường BOT) sẽ được chuyển sang thu giá.

"Có thể Luật chưa bao quát hết các vấn đề xã hội nhưng ít nhất cũng phủ được 85-90%. Theo tôi, chúng ta nên tôn trọng thực tiễn, cam kết của Chính phủ. Ở đây hai bên cùng có lợi chứ không phải một bên nào", ông Kiên nhấn mạnh.

dai bieu quoc hoi cach goi thu gia bot la toi nghia
dai bieu quoc hoi cach goi thu gia bot la toi nghia ‘Thu phí hay thu giá không giải quyết được bức xúc về BOT’

Chuyên gia cho rằng việc đổi tên trạm thu phí thành thu giá không giúp Bộ GTVT giải quyết được những bức xúc về các ...

dai bieu quoc hoi cach goi thu gia bot la toi nghia BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ ...

dai bieu quoc hoi cach goi thu gia bot la toi nghia Truy trách nhiệm tổ soạn thảo thông tư về trạm thu phí BOT

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ kiểm điểm đơn vị, cá nhân đưa nội dung "trạm thu phí phải cách nhau tối ...

/ VnExpress