Đại biểu Nguyễn Khánh Phong Lan cho rằng đề xuất về khoản phí chia tay là không phù hợp với điều kiện du lịch của nước ta hiện nay.
Trong phiên thảo luận sáng 12/6 về Luật Xuất, Nhập cảnh, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) đề xuất công dân Việt Nam đóng "phí chia tay" từ 3-5 USD như một cách thực hiện trách nhiệm công dân khi xuất cảnh. Đề xuất này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận và các đại biểu khác.
Bình luận về điều này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) thẳng thắn: "Tôi không đồng ý với đề xuất này, đáng ra ngành du lịch phải làm sao để giảm phí cho người dân. Tại sao lại đề xuất phí chia tay, đã làm được gì, phục vụ gì cho người dân chưa mà đòi thu phí".
Theo bà Lan, trách nhiệm hiện nay nằm ở ngành du lịch. Nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp không khói này, nhưng thực tế hiện nay vẫn đang loay hoay với tư tưởng "ăn xổi ở thì".
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội chiều 12/6.
Trong khi đó theo đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long), các đại biểu có quyền đề xuất ý kiến còn việc đề xuất đó có được thông qua hay không còn là cả một quá trình thẩm định nhiều bước.
Ông Thắng cho rằng có nhiều nước áp dụng mức phí này nhưng mỗi nước mỗi khác. Tốt ở nước này nhưng chưa chắc hiệu quả ở nước kia.
"Vì vậy, khi áp dụng kinh nghiệm của nước khác vào Việt Nam cần phải đánh giá, cân nhắc thận trọng chứ chưa thể quyết định ngay là có áp dụng đề xuất đó hay không", vị đại biểu đoàn Vĩnh Long cho hay.
Trước đó, trong phiên thảo luận sáng 12/6, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) đề xuất công dân Việt Nam đóng phí chia tay 3-5 USD như một cách thực hiện trách nhiệm công dân khi xuất cảnh.
Ông Hưng lấy ví dụ Nhật Bản, Quốc hội nước này năm 2018 ban hành đạo luật áp dụng từ ngày 7/1/2019, quy định cả du khách nước ngoài lẫn người Nhật Bản khi rời đất nước này bằng máy bay hoặc tàu biển phải đóng một phí gọi là "phí chia tay" 1.000 yên/người (tương đương 9.3 USD).
Chính phủ Nhật Bản cho biết khoản dự thu 400 triệu USD từ khoản phí này được sử dụng để cho một số dự án phát triển ngành công nghiệp không khói, cũng như hoàn thiện khâu xuất nhập cảnh cho công dân hay xây dựng hạ tầng giao thông du lịch ở một số vùng còn khó khăn.
Đại biểu Hưng cho rằng đây là một phương án đáng học hỏi và Việt Nam cũng có thể xem xét để áp dụng.
"Nên chăng Việt Nam cũng có thể giống một số nước khác, yêu cầu công dân ra nước ngoài có trách nhiệm đóng góp một khoản “phí chia tay” từ 3-5 USD/người khi xuất cảnh. Số tiền thu được sẽ trích một phần góp vào kinh phí bảo hộ công dân của các cơ quan ngoại giao, hỗ trợ công dân Việt Nam gặp khó khăn khi ra nước ngoài.
Một phần khác để cơ quan xuất nhập cảnh đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật để đảm bảo việc xuất nhập cảnh cho công dân được tốt hơn, chu đáo hơn, thân thiện hơn, hoàn thiện hơn. Một phần nữa cho vào quỹ xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho việc quảng bá, đẩy mạnh du lịch nước nhà”, ông Hưng cho biết.
Trước Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hàn Quốc cũng áp dụng loại thuế phí này. Mức thu ở Mỹ là 14 USD đối với mỗi khách quốc tế thuộc chương trình miễn thị thực, ở Australia là 46 USD và Hàn Quốc là 9 USD với các du khách rời đi bằng đường hàng không.
Đại biểu Quốc hội đề xuất công dân đóng ‘phí chia tay’ khi xuất cảnh Nguyên Phó tổng cục trưởng du lịch đề nghị mỗi người khi xuất cảnh phải nộp từ 3 đến 5 USD gọi là "phí chia ... |
Đại biểu Quốc hội muốn "truy" trách nhiệm vụ đường dây xăng giả của Trịnh Sướng Việc một đường dây buôn lậu xăng giả tồn tại quá lâu cho thấy sự tắc trách của lực lượng quản lý lĩnh vực xăng ... |
Phó trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Bùi Thanh Tùng: Nếu có chiến lược tốt, đầu tư bài bản Hải Phòng không phải địa phương có các cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí... nên tác động trực tiếp của ngành ... |