Dư luận đặt ra câu hỏi, vậy sau khi ông Vũ “nhôm” bị khởi tố, nhiều khối tài sản còn lại sẽ bị xử lý thế nào?
Ông Phan Văn Anh Vũ.
Được biết, ông Vũ “nhôm” là Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác. Theo thống kê của sở Xây dựng Đà Nẵng, Bắc Nam 79 chính là công ty mua nhiều nhà công sản hóa giá nhất ở Đà Nẵng trong thời gian qua.
Ngoài ra, đại gia Vũ "nhôm" cũng là chủ nhiều lô đất vàng tại khu vực trung tâm Đà Nẵng và là chủ đầu tư các nhà hàng nổi ven sông Hàn. Trong đó, có nhà hàng sắp hoàn thiện trước mặt khách sạn Novotel (Đà Nẵng).
Mới đây, khi bộ Công an công bố điều tra việc mua, chuyển nhượng 9 dự án và 31 nhà, đất công sản thì Vũ “nhôm” được cho là có liên quan đến hầu hết các dự án. Điều đáng lưu ý, trước khi bỏ trốn Vũ “nhôm” đã sớm thoái vốn khỏi hàng loạt công ty do mình làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tài sản có giá trị khác của đại gia Vũ "nhôm" để lại.
Dư luận đặt ra câu hỏi, vậy khi ông Vũ “nhôm” bị khởi tố, khối tài sản sẽ bị xử lý thế nào? Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng VP Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay, hiện nay, ông Vũ "nhôm" đang bị khởi tố và bị truy nã về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Vì vậy nếu ông này đang không bị xem xét về hành vi khác liên quan đến kinh tế, tài sản thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không áp dụng biện pháp nào để phong tỏa, quản lý tài sản của ông Vũ.
Luật sư Đặng Văn Cường.
Luật sư Cường phân tích, về quy tắc, sau khi khởi tố bị can, để tránh việc bị can có thể tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm dân sự hoặc tẩu tán các tài sản do phạm pháp mà có thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc chuyển dịch tài sản bất hợp pháp.
Một giao dịch dân sự để chuyển quyền sở hữu tài sản chỉ được coi là hợp pháp nếu hình thức phù hợp với quy định pháp luật, nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Không nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự với bên thứ 3...
"Trong vụ việc này, ông Vũ "nhôm" không bị điều tra về các tội phạm kinh tế, tội phạm xâm phạm quyền sở hữu nên biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản sẽ chưa được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay, ông Vũ "nhôm" đang bị truy nã nên bất cứ ai cũng có thể bắt giữ nếu phát hiện ra ông ấy, đồng thời các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản sẽ không bao giờ thực hiện việc đăng ký sang tên sở hữu đối với tài sản của ông này trong khi ông này đang bị truy nã. Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu của Vũ "nhôm" sẽ không thể thực hiện được giao dịch cho đến khi vụ án này được giải quyết.
Nếu sau này các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội ông Vũ "nhôm" về các tội danh liên quan đến tài sản và xác định những tài sản của ông Vũ "nhôm" do phạm tội mà có thì sẽ tiến hành các biện pháp để thu hồi tài sản. Các giao dịch tuy đã thực hiện trước đây nhưng nhằm mục đích tẩu tán tài sản, nội dung giao dịch vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội... thì cũng có thể bị tòa án tuyên hủy bỏ để thu hồi lại cho chủ sở hữu thực sự", luật sư Đăng Văn Cường nhấn mạnh.
Ông Vũ ‘nhôm’ bị Seaprodex bãi nhiệm vị trí thành viên HĐQT Thông tin công bố hôm nay, Tổng công ty thủy sản Việt Nam đã bãi nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Vũ “nhôm”, ... |
Còn bao nhiêu Vũ "nhôm" và người chống lưng cho Vũ “nhôm” chưa bị lộ? Đại gia Vũ “nhôm” đã bị truy nã. Dư luận e rằng Vũ “nhôm” không phải trường hợp cá biệt của riêng Đà Nẵng. Vậy ... |