Một số đại học tư dự kiến mở ngành Báo chí trong năm học mới nhưng bị Bộ Giáo dục và Đào tạo "tuýt còi", đề nghị thực hiện đúng Chỉ thị 22-TC/TW tháng 10/1997.

Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đề nghị các đại học tư thực hiện đúng nội dung chỉ thị của Bộ Chính trị khoá VIII về Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, ngày 19/3.

Tức là, việc đào tạo bồi dưỡng báo chí "chủ yếu là trong nước, dưới sự thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước"; không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục.

Động thái này được Vụ Giáo dục đại học đưa ra do trước đó Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM công bố dự kiến tuyển 5 ngành mới, trong đó có ngành Báo chí. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ở 30 ngành đào tạo là 3.495. Trường đã chuẩn bị các yếu tố để mở ngành, trong đó có đội ngũ giảng viên.


Đề án tuyển sinh dự kiến của Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM dự kiến có ngành Báo chí.

Hiện cả nước có 9 cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành Báo chí: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, Đại học Vinh, Đại học Khoa học (Đại học Huế), Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM). Tất cả đều là đại học công lập.

Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cho phép các trường được tự chủ mở ngành đào tạo, nhưng điều kiện mở ngành, tiêu chuẩn chất lượng để mở được quy định chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành đào tạo.

Mạnh Tùng

Nhiều điểm mới trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2021 Nhiều điểm mới trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2021
Lịch đi học mới nhất của các trường đại học ở Hà Nội Lịch đi học mới nhất của các trường đại học ở Hà Nội
Phân biệt đối xử tại trường đại học Trung Quốc Phân biệt đối xử tại trường đại học Trung Quốc

/ vnexpress.net