Lâu nay, người dân sống ở phố Quán Gán Thường Tín, Hà Nội phải xả nước thải sinh hoạt ra QL1A do đường cống qua đây không được xây dựng vì thiếu kinh phí.
Ba, bốn năm nay, dù ngày hay đêm, trên quốc lộ 1A, đoạn từ số nhà 51 phố Quán Gánh đến phía cầu Quán Gánh dài khoảng gần 100m luôn có nước thải chảy ra đường. Điều này khiến cho không chỉ người dân nơi đây cảm thấy khó chịu mà những người tham gia giao thông luôn nơm nớp lo sợ tai nạn.
Nước thải đổ ra quốc lộ 1A đã nhiều năm
Theo chị Nguyễn Thị Liễu (số nhà 37, phố Quán Gánh, xã Nhị Khê), nước chảy ra đường là nước thải sinh hoạt của người dân. Trước đây, cống thoát nước thải có cả mặt trước và mặt sau nhà. Tuy nhiên, sau này khi các nhà dân mọc lên ở phía sau khu nhà chị Liễu thì đồng thời cống cũng bị lấp, còn cống ở mặt trước thì bị sập do ô tô dừng đỗ.
“Tài xế thường dừng đỗ xe ở trên miệng cống khiến cống bị sập, tắc đường dẫn nước thải. Đã ba, bốn năm nay người dân nơi đây phải xả thẳng nước thải ra quốc lộ 1A”, chị Liễu cho hay.
Nhà chị Liễu cho chảy nước thải ngầm ra đoạn cống trước cửa nhà bị sập, còn nước thải sinh hoạt như tắm giặt, rửa bát... thì chị cho chảy ra quốc lộ 1A.
Nước chảy từ các hộ dân đổ ra đường quốc lộ 1A. |
Trong khi đó, những nhà bị bịt tắc hẳn thì họ sẽ cho nước thải vào bể ngầm, đến tối, người dân bơm ra ngoài quốc lộ.
“Thường thì buổi tối nhà tôi bơm nước ở hố ga ra đường. Cực chẳng đã, chúng tôi đã yêu cầu xã nhiều lần giải quyết vấn đề này nhưng chưa được”, ông Ân Quy cho hay.
Theo ông Ân Quy, có tất cả 7 hộ dân xả nước thải sinh hoạt ra đường. Vì vậy, đoạn đường qua đây thường bị lún nhanh, bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều ổ gà.
"Đơn vị thi công đường bị lún, ổ gà không được bao lâu thì mặt đường lại bị xuống cấp như cũ", ông Quy nói.
Đường xuống cấp, khiến các phương tiện qua đây gặp nhiều nguy hiểm. Nhiều vụ tai nạn xảy ra nhưng các cơ quan chức năng vẫn làm "ngơ".
Không thi công do thiếu vốn?
Chỉ cách khu hộ dân không có cống thoát nước thải khoảng chục mét là đường ống cống được xây vào năm 2018 dài gần 1km. Điều người dân bức xúc là tại sao khi xây gần đến nhà họ thì đơn vị thi công lại dừng không làm nữa.
Ông Phạm Văn Bình, tổ trưởng tổ dân phố Quán Gánh, cho biết, về sự việc các hộ dân nơi đây phản ánh không có cống thoát nước thì ông đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng của thành phố nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thích đáng.
Nhiều phương tiện xe máy bị trượt ngã do đường trơn hay đâm ổ vào ổ gà. |
"Tôi nghe thông tin từ phía xã thì huyện trả lời rằng do không có kinh phí nên không thi công tiếp đoạn cống nước thải còn lại cho các hộ dân", ông Bình cho hay.
Về sự việc trên, một lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng Hà Tây cho biết, đối với đoạn cống trên thì đơn vị không quản lý.
"Đơn vị quản lý đường QL1A thuộc Hà Tây cũ, còn đường ống cống thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội", vị này cho hay.
PV VTC News cũng đã đặt lịch với Sở Xây dựng Hà Nội và một lãnh đạo phòng ban thừa nhận thi công đường cống trên. Tuy nhiên, dù đã đặt lịch nhiều tháng nay nhưng Sở vẫn chưa liên lạc lại để làm việc với PV.
Một số hình ảnh nước thải xả ra ngoài QL1A do không có cống chứa:
Đường ống nước thải của nhà dân lắp để chảy ra quốc lộ. |
Mặt đường bị xuống cấp do nước thải chảy ra thường xuyên. |
Mặt đường ứ đọng nước. |
Đoạn đường qua nơi đây là đường 2 chiều vốn đã hẹp nhưng người dân còn phải cẩn trọng hơn vì những vũng nước. |
Đoạn cống được xây dựng vào năm 2018 nhưng cho đến nay cũng bị vỡ nhiều đoạn. Khi trời mưa, nước không thoát được, dễ gây ngập úng. |
Đà Nẵng chi 1.400 tỷ đồng thu gom nước thải ven biển Dự án công trình cải thiện môi trường nước phía Đông (quận Sơn Trà) được TP Đà Nẵng phê duyệt với tổng mức đầu tư ... |
Âu thuyền lớn nhất miền Trung tiếp tục ô nhiễm khủng khiếp, người dân kêu trời Âu thuyền, cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng ô nhiễm khủng khiếp kéo dài hàng chục năm khiến người dân khu vực này chỉ biết ... |
Cuộc 'lột xác' từ cống nước thải đến dòng suối mát ở Seoul Nhìn vào không gian xanh của suối Cheonggyecheon ngày nay, ít du khách nào có thể tưởng tượng nó từng là một kênh thoát nước ... |
Vỡ đập, nước thải tràn xuống ao hồ khiến người dân bức xúc Sau cơn mưa lớn, nước từ hồ chứa nước thải sau quá trình cắt gọt, xử lý đá bazan, granite của Nhà máy chế biến ... |
Công nghệ Nhật ở Hồ Tây được 25 năm: Còn nước thải? Nước Hồ Tây 25 năm không phải xử lý nếu dùng công nghệ Nano Nhật Bản trong điều kiện ống xả thải sinh hoạt, nhà ... |