Người ta thường chú ý đến “cái kéo” của người vợ, bàn tay của anh chồng, hay cái hất bím tóc đầy thách thức của vợ bé, nhưng lại quên mất trong bức tranh dân gian Đông Hồ “đánh ghen” nổi tiếng còn có một nhân vật thứ 4: Một đứa trẻ. Trong các vụ bạo lực vừa diễn ra, thật tệ cũng lại có những đứa trẻ ở đó.
Người ta thường chú ý đến “cái kéo” của người vợ, bàn tay của anh chồng, hay cái hất bím tóc đầy thách thức của vợ bé, nhưng lại quên mất trong bức tranh dân gian Đông Hồ “đánh ghen” nổi tiếng còn có một nhân vật thứ 4: Một đứa trẻ. Trong các vụ bạo lực vừa diễn ra, thật tệ cũng lại có những đứa trẻ ở đó.
Một cán bộ kho bạc, có ăn có học, bản chất là người hiền lành thượng cẳng chân hạ cẳng tay khi vợ đang bồng đứa con còn đỏ hỏn trên tay. Và bên cạnh nhân chứng từ đầu đến cuối cho vụ bạo hành là một đứa trẻ.
Một "võ sư" đánh vợ như đánh kẻ thù, đánh từ nhà ra bếp, ngã rồi đứng dậy lại đánh tiếp. Vụ bạo hành diễn ra trước sự chứng kiến của đứa con.
Và nữ đại uý gây náo loạn ở sân bay nữa. Chị chửi mắng nguyền rủa cô tiếp viên “đẻ con dị tật”- ngay trước mặt con mình.
Liệu những người làm cha làm mẹ có nhìn thấy sự bấn loạn của bé trai ở Bắc Kạn, sự hoảng hốt của bé gái ở sân bay, có nhìn thấy đứa trẻ đã chạy ra chạy vào khi chứng kiến người đánh đập hành hung mẹ lại là bố?!
Chúng ta có rất nhiều số liệu thống kê về bạo lực gia đình. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sau một cuộc điều tra khẳng định bạo lực gia đình đang “diễn tiến phức tạp và có xu hướng gia tăng”.
Đối với phụ nữ, tỷ lệ từng bị bạo lực về tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%, bạo lực tình dục là 4,2%, bạo lực về kinh tế là 1,8%.
Vụ Gia đình, Bộ VH-TT-DL cho hay trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, nạn nhân là nữ chiếm đến hơn 74%. Đặc biệt, có đến khoảng 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết, cuộc đời họ đã từng phải trải qua ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực: thể xác, tình dục, tinh thần.
Rất nhiều số liệu, nhưng không có bất cứ con số hay nghiên cứu nào cho biết tình trạng tổn thương từ những đứa trẻ, nhân chứng bất đắc dĩ trong các vụ bạo lực.
Chắc các bạn còn nhớ vụ sát hại bé gái người Việt ở Nhật Bản. Nhà tâm thần học Katada Tamami sau này nhìn nhận sở thích ấu dâm của hung thủ- một người có tài sản và địa vị xã hội- có thể hình thành từ những năm tháng tuổi thơ không hề êm đềm bên cạnh người mẹ có cá tính quá mạnh.
"Nghi phạm cảm thấy yếu đuối trước những phụ nữ lớn tuổi, cụ thể ở đây là mẹ mình nên có xu hướng tìm kiếm những cô gái trẻ, những bé gái ít tuổi để tận hưởng cảm giác được làm chủ".
Khoa tâm lý học hành vi liệt kê ra đến 5 tác động sẽ theo những đứa trẻ chứng kiến bạo lực từ cha mẹ tới suốt cuộc đời và thậm chí, nó ảnh hưởng rất mạnh tới việc hình thành nhân cách.
Bây giờ, chúng ta cùng thử nhớ lại xem hình ảnh của đứa bé trong bức tranh dân gian mà các cụ để lại cho hậu thế!
Nó đang chắp tay, như thể bất lực, như thể cầu xin trước câu chuyện của người lớn.
“Các cụ” có ẩn ý cả đấy!
Anh Đào
Võ sư đánh đập vợ mới sinh dã man như thời trung cổ: Công an vào cuộc điều tra Công an phường Thạch Bàn đang phối hợp với quận Long Biên điều tra, làm rõ vụ việc chồng đánh đập vợ mới sinh con ... |
Mua đôi giày 135.000 đồng trên mạng, vợ mang thai sắp sinh bị chồng đánh tới tấp Hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn chỉ vì vợ mua đôi giày qua mạng, trong lúc tức giận, T.A đánh vợ tới tấp dù ... |
Đánh vợ Tôi tình cờ xem video về một người đàn ông Hàn Quốc đánh một phụ nữ hai ngày trước. Tôi đã phải tắt giữa chừng ... |
Chồng đại gia đánh đập vợ tàn nhẫn còn công khai đưa người tình về nhà Lâu dần cô sinh bệnh lãnh cảm, không muốn gần gũi chồng. Đức càng nổi điên, dày vò vợ cả về thể chất lẫn tinh ... |