Quan chức không quyết được việc quản lý, xử lý tài sản bất minh của quan chức thì phải trả quyền này cho dân. Phải trưng cầu dân ý.

LTS:- TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục KTVB, Bộ Tư pháp kiến nghị trưng cầu dân ý trong việc xử lý tài sản bất mình để bảo đảm kết quả khách quan, chính xác, hợp lòng dân. Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện góc nhìn riêng của ông về vấn đề này.

danh thue tai san bat minh nen trung cau dan y

Nên trưng cầu dân ý giải pháp xử lý tài sản bất minh. Ảnh min họa

Quốc hội đang thảo luận và dự kiến sẽ thống qua dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, khóa XIV này. Đây phải chăng cũng là dịp cuối cùng để thảo luận, đấu tranh về mặt tư tưởng, quan điểm để hình thành nên một hệ thống, chính sách pháp lý đạt độ chuẩn giúp cho việc tiến hành công cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng một cách hiệu quả, thực chất, đúng với ý Đảng, lòng dân.

Tôi cảm nhận thấy, trong nhận thức và quan điểm của một số quan chức khi tham gia chuẩn bị, xây dựng dự án luật này còn có khá nhiều lấn cấn, thậm chí nhầm lẫn, không hiểu là vô tình hay hữu ý.

Xuất phát điểm của tôi để nêu vấn đề lần này đó là, chúng ta cần khẳng định với nhau một cách thẳng thắn, không được phép nhầm lẫn, hạ thấp tính chất của vấn đề. Đó là, tham nhũng là một thứ "giặc nội xâm", chống tham nhũng là chống thứ giặc này. Đã nói đến "giặc" thì việc chống nó không thể lơ mơ, hời hợt, cải lương.

Cha ông ta đã hy sinh xương máu, cuộc sống, một sự hy sinh lớn lao, vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, để xây dựng đất nước thì hoàn toàn không chấp nhận một tư duy hời hợt, cải lương khi chống thứ giặc nội xâm là tham nhũng. Chúng ta đã đạt được một số kết quả mà tôi cho là bước đầu làm nức lòng dân, đã thể hiện một phần cơ bản quan điểm là "không có vùng cấm" khi chống tham nhũng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xã hội, tham nhũng vẫn còn đó, thậm chí, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng khác nhau như một chuyện thường ngày trong xã hội, ở cơ quan này, cơ quan khác. Kẻ tham nhũng vẫn luẩn khuất, ẩn hiện đâu đó chưa được vạch mặt, chỉ tên, lôi ra ánh sáng thuộc diện mà Tổng Bí thư đã cảnh báo "ai nhỡ nhúng chàm thì phải tự rửa đi".

Quan điểm thứ hai của tôi là phải định thật rõ chuẩn về nguyên tắc xử lý về mặt pháp luật giữa người dân bình thường trong xã hội với các quan chức và đặc biệt là các quan chức cao cấp. Sự phân biệt này cần phải rõ ràng, chuẩn mực về mặt pháp lý, không thể lẫn lộn giữa người dân bình thường trong xã hội với một quan chức có chức, có quyền.

Đã có thời kỳ những năm 80 của Thế kỷ trước. Ta lẫn lộn cho nên đã thực hiện chủ trương đánh "tài sản bất minh", đánh vào mọi người dân có tài sản lớn. Khi đó, Chính quyền buộc người dân phải chứng minh tính hợp pháp đối với tài sản của họ. Nếu không chứng minh được thì Nhà nước tịch thu.

Đây là một sai lầm mang tính lịch sử mà khá lâu sau này, việc xử lý hậu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân vẫn chưa được xử lý một cách thấu đáo đến nơi, đến chốn, còn lưu trong ký ức đau buồn của khá nhiều người dân trong xã hội.

Đến nay, khi chống tham nhũng là thứ "giặc nội xâm" mà đối tượng vi phạm ở đây chính là quan có chức, có quyền, thì ta lại băn khoăn, e ngại về việc xác định trách nhiệm phải chứng minh, trách nhiệm giải trình của những quan chức có khối tài sản lớn hoặc khối tài sản không được khai báo theo quy định.

Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trong trường hợp này, quan chức có khối tài sản lớn hoặc tài sản không được kê khai phải có trách nhiệm chứng minh, giải trình.

Trường hợp, khi chính quyền đã tạo điều kiện, thời gian cho anh mà anh vẫn không chứng minh, giải trình được thì Nhà nước buộc phải tịch thu. Bởi vì đối với quan chức có chức, có quyền, đây là tài sản bất minh. Và theo logic thông thường, đây chính là tài sản tham nhũng do anh lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà thu vén được, chiếm đoạt được của xã hội.

Vậy "quan chức cao cấp" mà tôi muốn nói ở đây, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được như, quan chức lãnh đạo, đứng đầu ở cấp xã, cấp huyện (như Bí thư, Chủ tịch). Còn ở cấp tỉnh đó là, những người đứng đầu sở, ngành trở lên tại tỉnh đó.

Ở Trung ương, đó là những người giữ vị trí Cục, Vụ, Viện trưởng trở lên. Cùng với số này, còn có một số chức danh có điều kiện để tiếp cận, quyết định chi tiêu những khoản kinh phí lớn của ngân sách, giải quyết những công việc quan trọng của cá nhân, doanh nghiệp.

Đối với những đối tượng này, dứt khoát phải xác định trách nhiệm tự chứng minh, trách nhiệm giải trình. Nếu không tự chứng minh, tự giải trình tính hợp pháp đối với tài sản mà anh có thì phải tịch thu, không cần phải tuân theo cơ chế tố tụng tư pháp.

danh thue tai san bat minh nen trung cau dan y Ông Nguyễn Văn Phụng, Tổng Cục Thuế: Vui vẻ đóng mấy đồng thuế có sao đâu!

Xung quanh đề xuất đánh thuế tài sản với ô tô có giá trên 1,5 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Phụng (Tổng cục thuế) cho ...

danh thue tai san bat minh nen trung cau dan y Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng?

Nhiều chuyên gia cho rằng thuế tài sản là hợp lý, công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để áp dụng sắc ...

danh thue tai san bat minh nen trung cau dan y Sở hữu nhà giá trên 700 triệu đồng có thể bị đánh thuế tài sản

Đối với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 ...

/ Đất Việt