Vụ ông Lê Minh Phương (SN 1967, trú tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đánh thiếu niên 14 tuổi trọng thương vì lẻn vào nhà ăn trộm, bị khởi tố tội "Giết người", thay từ tội "Cố ý gây thương tích" được dư luận quan tâm trong hai ngày nay.

danh trom dot nhap bi khep toi giet nguoi luat su dong tinh du luan e ngai

Chia sẻ

Khởi tố người đàn ông đánh thiếu niên 15 tuổi vì lẻn vào nhà ăn trộm tội giết người có thuyết phục?

Chia sẻ với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Anh Thơm nhìn nhận, hành vi của ông Lê Minh Phương thực hiện trong hoàn cảnh người bị hại đã có lỗi. Hành động này nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm gia cư và bảo vệ tài sản vì đối tượng có thể làm liều.

Hành vi trên có dấu hiệu phạm tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 95 BLHS.

Luật sư Đặng Văn Sơn, Trưởng văn phòng luật sư Đặng Sơn và Cộng sự cho biết, trong trường hợp này, hành vi phạm tội của ông Phương không được coi là phòng vệ chính đáng vì ông Phương đã sử dụng hung khí chém liên tiếp nhiều nhát vào nạn nhân, trong đó có vào vùng trọng yếu (đầu) gây thương tích với tỷ lệ thương tật 61%, gây nguy hiểm đến tính mạng được pháp luật bảo vệ.

Trường hợp được coi phòng vệ chính đáng là khi người này vô tình chém hoặc bị uy hiếp về tính mạng.

danh trom dot nhap bi khep toi giet nguoi luat su dong tinh du luan e ngai
Hiện trường vụ án.

Việc ông Phương bị khởi tố tội danh Giết người đang gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng, khi xem xét hành vi phạm tội của ông Phương cũng cần thiết đánh giá nguyên nhân điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, lỗi của người bị hại trong vụ án để xử lý tương ứng với hành vi gây thương tích cho nạn nhân.

Hành vi phạm tội của ông Phương được thực hiện trong hoàn cảnh người bị hại đã phạm hai lỗi. Lỗi thứ nhất nạn nhân đã đột nhập chỗ ở trái phép, lỗi thứ hai là đột nhập vào gia chủ thực hiện hành vi trộm cắp tài sản vào buổi đêm.

Chính điều này đã khiến chủ nhà bức xúc rất lớn, không kiềm chế được bản thân nên bị kích động tâm lý, dẫn tới việc sử dụng hung khí chém gây thương tích nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm gia cư và bảo vệ tài sản.

Thực tế, đã có nhiều vụ án xảy ra khi kẻ trộm đột nhập vào nhà để trộm cắp nhưng lại trở thành hung thủ giết người khi bị gia chủ phát hiện.

Độc giả Yến Minh bình luận: "Ai biết thủ đoạn tên trộm manh động đến mức nào? Người đàn ông này ra tay là để bảo vệ gia đình, khi trộm vào nhà, ai cũng hoang mang, bất bình. Đến mình nhiều khi còn không kiềm chế được bản thân, rất sợ họ gây hại cho gia đình, bản thân mình".

"Vậy quyền của chủ nhà khi bị xâm phạm gia cư bất hợp pháp thì sao? Chủ nhà có tội thì tên trộm cũng phải có tội, người bị đánh không thể vô can. Rất nhiều vụ án kẻ trộm giết chủ nhà khi bị phát hiện. Tấn công trước để bảo vệ gia đình thường là tâm lý chung của người đàn ông", một độc giả thắc mắc.

/ https://laodong.vn