Chỉ trong 3 năm từ 2015-2017, một đơn vị đào tạo trong nước đã ấp nở đến hơn 1.100 tiến sĩ. Chắc là không nơi đâu trên thế giới làm được chuyện thần kỳ như vậy.

Ba năm tức là 1.095 ngày. Tính luôn cả những ngày Tết không nghỉ thì mỗi ngày có hơn 1 tiến sĩ "ra lò" tại đây.

Nghe mà choáng!

Chuyện xảy ra tại Học viện Khoa học Xã hội (KHXH) thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đơn vị được giao đào tạo 36 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 36 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.

Để có thật nhiều chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, theo Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, học viện đã "kê khống" số lượng giảng viên cơ hữu làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn khoa học.

Chẳng hạn, năm 2017, đội ngũ giảng viên cơ hữu theo tự kê khai của học viện để xác định chỉ tiêu gồm: 21 giáo sư, 184 phó giáo sư, 249 tiến sĩ. Học viện đăng ký trình độ tiến sĩ là 450 chỉ tiêu, trình độ thạc sĩ là 1.740 chỉ tiêu.

Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu mà học viện kê khai không phải của riêng học viện mà bao gồm cả những cán bộ nghiên cứu của toàn Viện Hàn lâm KHXH (gồm cả cán bộ của Học viện KHXH và cán bộ của các viện, các đơn vị trực thuộc viện này).

Tại tháng 1-2017, Viện Hàn lâm KHXH có 21 giáo sư, 174 phó giáo sư và 258 tiến sĩ. Cùng thời gian này, đội ngũ giảng viên của Học viện KHXH chỉ có 7 phó giáo sư và 17 tiến sĩ.

Đó là chưa kể hàng loạt việc làm sai trái khác, như: học một đằng, cấp bằng một nẻo; có trường hợp 1 người hướng dẫn đến... 44 học viên của 3 ngành khác nhau; tình trạng 1 người được giao hướng dẫn tới 8, 9, 10, 11, thậm chí 18 học viên là khá phổ biến.

Quy chế chỉ cho phép 1 giáo sư được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh, phó giáo sư không quá 4 nghiên cứu sinh và tiến sĩ không quá 3 nghiên cứu sinh nhưng ở đây, giáo sư cùng hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh, phó giáo sư hướng dẫn 9 nghiên cứu sinh, tiến sĩ hướng dẫn 7 nghiên cứu sinh.

Một học viện được xem là mẫu mực mà như thế thì chỉ còn biết thốt lên 2 tiếng "bó tay".

Học viện này thuộc một viện hàn lâm. Cũng may Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phanh phui, chứ để kéo dài nhỡ cái sai ấy trở thành "cái sai hàn lâm" thì ai mà đi sửa cho nổi.

Xã hội ta dù là xã hội học tập cũng chẳng cần tiến sĩ nhiều đến thế. Đào tạo ra tiến sĩ cho thật nhiều để làm gì trong khi công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn quá thiếu vắng còn luận án thì xếp vào ngăn tủ thì cũng như không. Người ta hay mắng là "tiến sĩ giấy" cũng phải.

Chẳng qua là để giải quyết khâu oai, để làm đẹp hồ sơ lý lịch, để thỏa mãn tham vọng và danh vọng thăng tiến của không ít người, mà thôi.

Nhưng cũng đừng nên chỉ trách cứ những kẻ háo danh. Để có những cơn "mưa tiến sĩ" như vậy, lỗi lớn thuộc về các cơ quan quản lý giáo dục, các đơn vị đào tạo, chắc chắn như vậy.

Đào tạo dễ dãi quá, chạy theo số lượng thì trách ai? Nói thật, một người hướng dẫn khoa học đến 44 học viên mà thành công, mà đúng tinh thần học thuật, mà bảo đảm chất lượng thì người đó chỉ có thể là... rô-bốt!

http://nld.com.vn/noi-thang/dao-tao-tien-si-viet-nam-la-so-1-2017082810274112.htm

Không còn là chuyện đồn thổi

Không còn là dư luận đồn thổi nữa rồi, kết luận của thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa được công bố cho ...

Học viện Khoa học Xã hội tuyển sinh ‘râu ông cắm cằm bà’

Tại "lò đào tạo tiến sĩ", người có bằng thạc sĩ Chính trị học được dự tuyển ngành Luật hình sự. Tiến sĩ Kinh tế ...

\'Lò đào tạo tiến sĩ\' khai sai số giảng viên, tuyển vượt chỉ tiêu

Theo kết luận của thanh tra Bộ GD&ĐT, Học viện Khoa học Xã hội khai sai số lượng giảng viên dẫn đến xác định chỉ ...

Sai phạm tại \'lò sản xuất tiến sĩ\': Một người hướng dẫn 44 học viên cao học/năm

Học viện Khoa học Xã hội phân công giáo sư hướng dẫn cùng lúc 44 học viên tiến sĩ kinh tế chỉ dẫn nghiên cứu ...

Theo A.Q/Báo Người lao động