Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, nhiều tin đồn cho rằng đập Tam Hiệp đã "biến dạng" hoặc có nguy cơ bị vỡ.

Đập Tam Hiệp là dự án thuỷ điện lớn nhất của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh dòng chảy sông Dương Tử. Nhưng ngay từ trước khi được xây dựng vào năm 1994, dự án đập Tam Hiệp đã bị nhiều quốc gia phương Tây nghi ngờ và chỉ trích.

Khi mưa lũ dồn dập tấn công Trung Quốc vào đầu mùa mưa năm nay khiến hơn 20 triệu người ở miền Nam nước này bị ảnh hưởng, đập Tam Hiệp đã một lần nữa trở lại tâm điểm chú ý của dư luận.

Trong khi truyền thông Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần giảm thiểu sức mạnh của dòng nước lũ, thì có nhiều ý kiến lại cho rằng con đập này khiến cho tình hình lũ lụt thêm tồi tệ.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời Global Times, tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp khẳng định, trong trận mưa lũ năm nay, nếu không có đập Tam Hiệp, mực nước tại các khu vực Thành Lăng Ki và Hồ Khẩu, cống thoát nước của hồ Bà Dương, sẽ vượt qua ngưỡng an toàn.

Trạm thủy văn Hàn Khẩu tại Vũ Hán cũng sẽ ghi nhận mực nước cao hơn. Trong trường hợp này, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn nhiều.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng đập Tam Hiệp \\"biến dạng\\" hoặc có nguy cơ bị vỡ, chính việc xả lũ liên tục của đập Tam Hiệp đã khiến cho tình hình lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trở nên trầm trọng hơn. 

Tuy nhiên, theo công ty khai thác, việc xả lũ là cách mà hồ chứa kiểm soát dòng chảy. Thông thường, hồ chứa sẽ xả nước chảy qua các đơn vị phát điện. Chỉ khi khối lượng dòng chảy vượt quá khả năng của các đơn vị phát điện, thì hồ chứa mới sử dụng các kênh xả lũ. Việc mở cửa xả lũ không có nghĩa là hồ chứa không thực hiện chức năng phòng chống lũ.

Ngoài ra, công ty khai thác đập Tam Hiệp cũng bác bỏ tin đồn cho rằng đập Tam Hiệp bị \\"biến dạng\\", hoặc thậm chí là có nguy cơ \\"bị vỡ\\".

\\"dap
Đập Tam Hiệp

Phụ trách Trung tâm quản lý đầu mối lưu vực sông thuộc Tập đoàn Tam Hiệp khẳng định, so với trận \\"đại hồng thủy\\" năm 1998, trong trận mưa lũ năm nay, nếu không có đập Tam Hiệp, mực nước tại các khu vực Thành Lăng Cơ ở hồ Động Đình và Hồ Khẩu ở hồ Phàn Dương sẽ vượt qua ngưỡng an toàn. Trạm thủy văn Hàn Khẩu tại Vũ Hán cũng sẽ ghi nhận mực nước cao hơn. Khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn nhiều.

Quan chức này cho biết, đoạn nguy hiểm trên sông Trường Giang là Kinh Giang. Vai trò phòng chống lũ của đập Tam Hiệp được thể hiện chủ yếu tại đoạn sông này, nhằm giúp Kinh Giang không phải phân lũ khi gặp những trận lũ 100 năm mới xảy ra một lần, giúp kiểm soát lưu lượng nước ở Chi Thành (một thị trấn ở tỉnh Hồ Bắc, gần đập Tam Hiệp) không vượt quá 68.000m3/giây khi đoạn sông này có lũ lớn chỉ xảy ra sau 100-1000 năm, đồng thời kết hợp với các khu vực chia lũ và trữ lũ, giúp ngăn không cho các thảm họa mang tính hủy diệt xảy ra tại Kinh Giang.

Nhiệm vụ chính của dự án Tam Hiệp là chặn dòng nước từ thượng nguồn sông Trường Giang, trọng điểm đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho đoạn sông Kinh Giang và kiêm cả khu vực Thành Lăng Cơ của hồ Động Đình.) Thời gian qua, đập Tam Hiệp đã chặn và lưu trữ 5,6 tỉ mét khối nước. Với dung tích hơn 22 tỉ mét khối, hồ chứa của đập vẫn còn dư 17 tỉ mét khối trữ nước, hoàn toàn có khả năng ứng phó với đợt lũ tiếp theo. Nếu \\"đại hồng thủy\\" cục bộ xảy ra ở vùng trung và hạ lưu sông Trường Giang, lũ lụt xảy ra ở các nhánh sông hoặc ngập nặng ở khu vực nội đô, các thành phố phụ cận sẽ phải chủ yếu dựa vào các hệ thống thoát nước của chính họ. Tuy nhiên, trong tình huống này, đập Tam Hiệp vẫn có thể đóng góp bằng cách chặn lũ và trữ lũ, ngăn bớt lưu lượng nước, nhằm giữ mực nước tại các dòng chính ở mức thấp nhất, giảm bớt áp lực cho các thành phố ở hạ lưu.

Theo đại diện công ty, đập Tam Hiệp đang được vận hành một cách an toàn, và tình trạng của nó vẫn tốt. Trong vài năm qua, không hề có chuyện đập Tam Hiệp bị biến dạng hoặc gặp những vấn đề tương tự.

Tính đến cuối tháng 6 năm nay, đã có hơn 12.000 thiết bị được lắp đặt tại con đập này nhằm giám sát các vấn đề biến dạng, thấm nước, lực thấm, áp lực nước, các trận động đất, các yếu tố về thủy lực và động lực học. Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, các nhân viên kỹ thuật cũng đích thân tiến hành kiểm tra tình trạng của con đập. Việc đưa các tin đồn đập Tam Hiệp \\"biến dạng\\" và có \\"rủi ro vỡ đập\\" chỉ là giật gân gây hoang mang, thậm chí \\"có dụng ý xấu\\". Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, các đoàn chuyên gia vẫn thường xuyên tự kiểm tra tình hình đập Tam Hiệp.

Đợt mưa lũ năm nay ở Trung Quốc được cho là khá bất thường khi tần suất các trận mưa lớn cao hơn so với trung bình hàng năm.

Kể từ tháng 6/2020, mực nước tại hơn 400 con sông ở Trung Quốc vượt mức cảnh báo, thậm chí vượt mức kỷ lục trong trận lụt năm 1998. Mưa lớn được dự báo còn tiếp diễn ở nhiều khu vực của Trung Quốc đến cuối tháng này.

CGTN dẫn số liệu chính thức cho biết, kể từ tháng 6 đã có hơn 140 người thiệt mạng hoặc mất tích vì mưa lũ. Bộ Thủy lợi Trung Quốc thông báo nước tại 433 sông ở mức nguy hiểm, bao gồm 33 sông dâng cao kỷ lục.

Đến nay, hàng triệu người phải di dời ở 27 vùng cấp tỉnh ở Trung Quốc. Các tỉnh Giang Tây, An Huy và Hồ Bắc thuộc diện bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mưa lũ ở Trung Quốc đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đối với một số mặt hàng, đặc biệt là thiết bị bảo hộ cá nhân.

PV (th)

\\"dap Trung Quốc báo động lũ lụt ở mức cao nhất
\\"dap Đập Tam Hiệp có làm tồi tệ thêm lũ lụt sông Dương Tử?
\\"dap Hệ thống đê điều làm tình hình lũ lụt của Trung Quốc trầm trọng hơn?

/ Nghề nghiệp và cuộc sống