Đập Tam Hiệp hoạt động như thế nào trong trận lụt năm nay? Liệu đập Tam Hiệp có làm tồi tệ thêm lũ lụt sông Dương Tử?
Trước thông tin đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ và bị biến dạng, tờ Hoàn cầu thời báo đã có cuộc phỏng vấn đại diện Tập đoàn đập Tam Hiệp - đơn vị điều hành đập thủy điện lớn nhất thế giới này.
Đập Tam Hiệp xả lũ. Ảnh: CGTN |
- Trận lụt năm nay khiến nhiều người nhớ đến trận lụt lịch sử năm 1998. Nếu dự án Tam Hiệp không được xây dựng, lũ lụt sẽ gây ra thiệt hại gì?
Trong trận lụt năm 1998 dọc theo toàn lưu vực sông Dương Tử, mực nước tại trạm thủy văn Sa Thị ở huyện Tĩnh Giang, tỉnh Giang Tô - khu vực rủi ro nhất của dòng sông - đạt 45,22 mét, cao hơn 0,22 mét so với đảm bảo an toàn. Hơn 1 triệu binh sĩ và người dân địa phương được huy động chống lũ lụt vào thời điểm đó.
Theo mô phỏng và tính toán, nếu đập Tam Hiệp được xây dựng vào năm 1998, mực nước của Sa Thị sẽ không vượt quá 44,5 mét, và lượng phân chia lũ tại Thành Lăng Cơ - điểm thoát nước của hồ Động Đình - sẽ giảm từ 10,8 tỉ mét khối xuống 3,5 tỉ mét khối, giải phóng áp lực lũ ở trung và hạ lưu sông Dương Tử.
Trong năm nay, nếu không có dự án Tam Hiệp, mực nước ở Thành Lăng Cơ và Hộ Khẩu - điểm thoát nước của hồ Bà Dương - sẽ vượt qua mức đảm bảo an toàn. Trạm thủy văn Hán Khẩu tại Vũ Hán sẽ đối mặt với mực nước cao hơn. Trong trường hợp này, khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử sẽ phải đối mặt với tình huống nghiêm trọng hơn nhiều.
Đập Tam Hiệp xả lũ đêm 19.7. Ảnh: Tân Hoa Xã |
- Một số người nói rằng việc đập Tam Hiệp xả lũ liên tục làm tình trạng ngập lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử trở nên trầm trọng hơn. Điều đó có đúng không?
Xả lũ là cách hồ chứa kiểm soát nước. Thông thường, hồ chứa sẽ cho nước chảy qua các đơn vị phát điện. Chỉ khi khối lượng dòng chảy vượt quá khả năng của các đơn vị này, hồ chứa mới mở các kênh xả nước lũ.
Tuy nhiên, xả lũ không có nghĩa là hồ chứa không áp dụng chức năng phòng chống lũ. Ví dụ, vào ngày 2.7, hồ chứa Tam Hiệp đã chứng kiến dòng chảy vào 53.000 mét khối mỗi giây và chảy ra 35.000 mét khối mỗi giây.
- Nếu lũ tiếp tục, đập Tam Hiệp có khả năng điều chỉnh nước không?
Nhiệm vụ phòng chống lũ của dự án Tam Hiệp chủ yếu dựa vào khu vực Tĩnh Giang, Thành Lăng Cơ và lối ra của hồ Động Đình. Với dung tích hồ chứa nước lũ ở mức 22 tỉ mét khối, nó được thiết kế để ngăn lũ lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử với đập Tam Hiệp hoạt động đáng kể để ngăn chặn tình trạng nước lũ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Nếu lũ lụt xảy ra do mưa lớn ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, các thành phố xung quanh các khu vực này sẽ phải chủ yếu dựa vào các công trình thoát lũ của chính họ. Trong hoàn cảnh như vậy, đập Tam Hiệp vẫn có thể đóng góp bằng cách giữ nước lại để giảm bớt áp lực cho các thành phố đó.
Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 19.7. Ảnh: Tân Hoa Xã |
- Có thông tin nói rằng đập Tam Hiệp bị "biến dạng" và có nguy cơ vỡ? Tình trạng đập hiện thế nào?
Đập Tam Hiệp đang hoạt động an toàn trong tình trạng tốt. Trong vài năm qua, không có cái gọi là biến dạng xảy ra, hoặc bất kỳ rủi ro đáng chú ý nào khác.
Từ năm 1994 đến tháng 6 năm nay, dự án giám sát an toàn đã lắp đặt 12.000 thiết bị trong và xung quanh đập, để giám sát sự biến dạng, lưu lượng thấm và lực thấm, thủy lực và động lực học, cùng động đất mạnh ở đập Tam Hiệp. Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, còn có các cuộc kiểm tra của con người để kiểm tra tình trạng của con đập.
Song Minh
Hệ thống đê điều làm tình hình lũ lụt của Trung Quốc trầm trọng hơn? Đợt lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc cho thấy vai trò hạn chế của đập Tam Hiệp trong việc kiểm soát tình hình. |
Mực nước tại đập Tam Hiệp đạt đỉnh, thêm 20 người chết trong mùa lũ ở Trung Quốc Mưa lớn kéo dài khiến Trung Quốc tiếp tục phải gồng mình chống lũ, tính tới hôm nay, thêm 20 người được xác nhận đã ... |
Đập Tam Hiệp căng mình hứng lũ mới, Trung Quốc chưa thông báo xả lũ Trung Quốc cảnh báo "lũ lụt mạnh hơn" trong bối cảnh đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử căng mình đón nước lũ kỷ lục ... |