Các bộ trưởng trong phiên họp những ngày vừa qua tại Đà Nẵng đã thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà và giúp Nhật Bản đồng chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng đã có những đóng góp thiết thực và xây dựng vào thành công chung của hội nghị
TPP-11: Đêm xoay chuyển và tương lai chưa xác định
Bên lề tuần lễ cấp cao APEC 2017, các bộ trưởng phụ trách kinh tế của 11 nước thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã họp tại Đà Nẵng từ ngày 8-10/11 để thảo luận về việc sớm đưa Hiệp định TPP vào thực thi trong tình hình mới.
Trưa ngày 11/11, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay: Các bộ trưởng trong phiên họp những ngày vừa qua tại Đà Nẵng đã thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực và xây dựng vào thành công chung của hội nghị. (Ảnh: moit.gov)
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết có 20 điều khoản tạm hoãn, bao gồm điều khoản về sở hữu trí tuệ.Đồng thời ra tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng “giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP” nhưng cho phép các nước thành viên “tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ” để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Tuy nhiên ông Motegi cho rằng với 8.000 trang của CPTPP, chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn, cho thấy sự nỗ lực của tất cả các đoàn.
Ông Motegi cũng cho biết các bên đạt được đồng thuận nhờ có chung mục tiêu chung là phải đạt được TPP-11 nhằm kêu gọi Mỹ quay trở lại.
(Ảnh: Dân trí)
Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng Hiệp định CPTPP là một Hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.
Dựa trên tuyên bố này, các Bộ trưởng giao các Trưởng đoàn đàm phán tiếp tục xử lý một số vấn đề kỹ thuật “hiện chưa đạt được sự đồng thuận” cũng như tiến hành việc rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết.
Số phận của TPP không có Mỹ là một trong những tâm điểm chú ý của Diễn đàn APEC lần này. Các cuộc họp về TPP 11 (không có Mỹ) được mô tả là “căng thẳng” và “hồi hộp” đến phút chót.
Theo kế hoạch, chiều qua 10/11, các nhà lãnh đạo 11 nước TPP sẽ có cuộc gặp lúc 13h45 theo giờ Đà Nẵng. Tuy nhiên, đàm phán cấp lãnh đạo 11 nước TPP thêm một lần dang dở khi một trong các nước thành viên không đồng thuận với các điều khoản được bàn luận. Lần này là Canada.
Đến nửa đêm qua (10/11), Canada đã thông báo rằng 11 nước thành viên TPP đã đạt được thoả thuận về “những phần cốt lõi” cho hiệp định TPP-11.
Qua một đêm gay cấn, rốt cuộc các nước đã có được sự đồng thuận với sự ra đời của Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định này.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết TPP-12 (bao gồm cả Hoa Kỳ) đã được các quốc gia đàm phán với các tiêu chuẩn và chuẩn mực rất cao trong nhiều khía cạnh và lĩnh vực.
Ông Trần Tuấn Anh khẳng định khi đạt được thỏa thuận TPP12, các quốc gia đều rất hài lòng. Tuy nhiên, TPP12 với những tiêu chuẩn rất cao, đạt được nhiều điểm cân bằng lợi ích chung giữa các quốc gia, và phía Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định này đã gây ra những khó khăn nhất định.
Kịch tính TPP: 5 giờ "hồi sức" TPP-11 trong đêm Các bộ trưởng rất hài lòng thông báo rằng họ đã nhất trí phần cốt lõi của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ... |
Không còn băn khăn về Canada, thống nhất ra tuyên bố của Bộ trưởng TPP-11 Sáng 11-11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định với Báo Người Lao Động: Sau cuộc họp không chính thức các Bộ ... |
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/dat-buoc-tien-quan-trong-tpp-khong-co-my-doi-ten-moi-410372.html