Đầu xuyên nổ tự định hình được các nhóm phiến quân dùng rộng rãi để diệt xe thiết giáp hạng nhẹ của Mỹ và đồng minh tại Trung Đông. 

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong
Một chiếc Humvee của Mỹ bị trúng EFP. Ảnh: Reddit.

Trong báo cáo gửi Lầu Năm Góc hôm 12/10, tướng lục quân Mỹ Robert White xác nhận đầu nổ xuyên tự định hình (EFP) là vũ khí được phiến quân dùng trong vụ tấn công khiến một lính Mỹ thiệt mạng tại Iraq hồi đầu tháng 10. Đây là vũ khí từng khiến hàng trăm lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Iraq, Business Insider đưa tin.

"Các điều tra viên vẫn đang nghiên cứu chủng loại và chất lượng của khối thuốc nổ nhằm tìm ra nguồn gốc của nó. Chúng tôi chưa thể xác định liệu vụ tấn công này có phải do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành hay không", người phát ngôn liên quân Mỹ chống IS ở Iraq và Syria Ryan Dillon cho biết.

Loại chất nổ tự chế (IED) này không xuất hiện trên chiến trường Iraq trong nhiều năm qua. Các loại EFP được phiến quân Iraq sử dụng được cho là bắt nguồn từ Iran, sau đó được phổ biến cho nhiều lực lượng chống Mỹ tại Trung Đông. Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, năm 2015 khẳng định có khoảng 500 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng vì EFP tại Iraq.

EFP là vũ khí ứng dụng nguyên lý nổ lõm, bao gồm ống kim loại nhồi đầy thuốc nổ với một đầu được hàn kín, trong khi đầu còn lại hướng về mục tiêu, được lắp một đĩa kim loại lõm, thường làm từ thép hoặc đồng. Khi được kích hoạt, khối thuốc nổ sẽ làm biến dạng đĩa kim loại phía trước thành hình một đầu đạn và bắn nó đi với tốc độ lên tới 1.600 m/s (5.760 km/h).

Một số mẫu EFP phức tạp có thể được gắn nhiều khối kích nổ riêng biệt, tạo thành những hình đầu đạn khác nhau, từ thanh xuyên dài để phá hủy xe tăng thiết giáp cho tới nhiều mảnh văng để tiêu diệt xe bọc thép mỏng hoặc bộ binh. Ngoài ra, đầu đạn này còn ứng dụng nguyên lý tạo đa đầu nổ định hình (MEFP), nhưng cách chế tạo phức tạp khiến chúng không được phiến quân Iraq sử dụng.

Đầu đạn EFP có thể duy trì hiệu quả ở xa nơi kích nổ, đủ sức xuyên phá lớp giáp thép dày bằng một nửa đĩa kim loại ban đầu. Trong khi các loại IED thông thường khó có khả năng vô hiệu hóa xe thiết giáp hiện đại, EFP có thể tiêu diệt cả những loại xe kháng mìn (MRAP) hiện đại nhất, thậm chí đủ sức phá hủy cả xe tăng chiến đấu chủ lực.

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong
Đĩa kim loại của EFP trước (phải) và sau khi được kích nổ. Ảnh: Egloos.

Phiến quân Iraq thường đặt EFP ở độ cao ngang cửa xe tại các khu vực đòi hỏi xe thiết giáp giảm tốc độ như giao lộ, cho phép chúng lựa chọn thời điểm kích nổ khối EFP, tăng tối đa khả năng sát thương. Chúng có thể dùng cáp tín hiệu hoặc điều khiển từ xa để khai hỏa, tránh bị lính Mỹ phát hiện.

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong Mỹ nỗ lực đối phó với tăng Armata Nga

Mỹ đã thủ sẵn kế hoạch dùng M1A2 SEP V3 đối phó với Armata. Nhưng muốn làm được điều đó, Mỹ phải khắc phục loạt ...

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong Quân đội Syria tiêu diệt xe tăng T-90A hiện đại của al-Qaeda

Chiếc T-90A rơi vào tay al-Qaeda hồi tháng 6 năm ngoái bị xe tăng T-72 đời cũ của quân đội Syria phá hủy trong một ...

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong Xe thiết giáp Mỹ bốc cháy, nhiều lính thủy quân lục chiến nguy kịch

Chiếc xe thiết giáp đổ bộ bốc cháy khi diễn tập tại căn cứ quân sự ở Nam California Mỹ đã khiến 15 binh sĩ ...

dau dan efp noi kinh hoang cua thiet giap my o trung dong Truyền thông Nga tuyên bố siêu tăng Armata có thể chiến đấu trên sao Hỏa

Truyền thông Nga cho rằng dòng tăng Armata hiện đại của nước này có khả năng tác chiến liên hành tinh.

https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/dau-dan-efp-noi-kinh-hoang-cua-thiet-giap-my-o-trung-dong-3655685.html?vn_source=box-Topstory&vn_medium=fo-TheGioi&vn_campaign=vn

/ vnexpress.net