Tham nhũng len lỏi trong cuộc sống, không từ bỏ cấp nào, ngành nào. Muốn hạn chế được nó, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt, có bài bản.
Những ngày qua, khi thảo luận tại Quốc hội cũng như tại tổ về công tác phòng chống tham nhũng, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tích cực hiến kế phòng chống tham nhũng.
Mới đây nhất, khi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi chiều qua (9/11), đại biểu Phạm Minh Chính,Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đánh giá tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có nơi còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn.
Tỷ lệ tài sản tham nhũng thu hồi được còn rất thấp. Ảnh minh họa |
“Tham nhũng rơi vào cán bộ có chức, có quyền, ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành chứ không phải tập trung ở chỗ nào. Tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, trên có, dưới có, thực tế là vậy, như dịch bệnh nhiều nơi. Nhưng giờ khoanh lại, như bệnh dịch thì lại cũng chưa ổn, vì dịch nhiều nơi”, ông Chính nói.
Chính vì vậy, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng không nên khoanh lại phạm vi hẹp hơn, bởi nếu chỉ tập trung “ở trên” thì “ở dưới” ai làm? Phải bám sát phân cấp cán bộ quản lý, ở cấp nào, ngành nào cán bộ để xảy ra tham nhũng, tiêu cực thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Đại biểu Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2, nhấn mạnh vấn đề tự phòng rất quan trọng bởi đức là gốc của người cán bộ, có tài không có đức thì hại nước hại dân.
“Chính vì thế nên phải làm sao giáo dục cán bộ kiên định vững vàng, thấy tiền không thích, gái đẹp không đòi hỏi”, ông Sùng Thìn Cò lấy ví dụ.
Trước đó, phát biểu tại Quốc hội ngày 7/11, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò cũng thẳng thắn cho rằng, việc khai báo về tài sản phải được công khai ở những nơi công chúng biết để người dân giám sát, còn làm như hiện nay thì người dân không biết được.
Do đó, ông Sùng Thìn Cò đề nghị công khai tài sản, nhất là trước các đợt chuẩn bị bầu cử, đại hội, chứ không "giấu giấu diếm diếm", "sợ người ta biết" như hiện nay.
"Như thế là chúng ta không minh bạch. Nên tôi đề nghị cần thiết làm phiếu thăm dò đối với cán bộ công chức, thăm dò nhân dân xem là ai tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ đi", ông Cò nói.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Hiệu trưởng Học viện Cán bộ TP.HCM cho biết, dự kiến sẽ đưa nội dung tham quan nhà tù vào chương trình đi thực tế với các lớp đào tạo bồi dưỡng cho một số cán bộ, công chức tại ngôi trường này.
“Tôi rất đồng ý là ở bậc đại học và cao hơn chúng ta phải hết sức lưu ý giáo dục Luật phòng chống tham nhũng”, ông Ngân nói.
Trong khi đó, bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn cho rằng, nếu là cán bộ đã có tỳ vết về tham nhũng, tốt nhất là nên từ chức và đừng bao giờ làm việc trong Nhà nước nữa. Đấy cũng là một lối thoát trong danh dự.
Kim tiền mỹ nữ và ở tù tưởng tượng Tại buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi chiều 9.11, đại biểu Sùng Thìn Cò - Phó ... |
Kiểm soát cho được tham nhũng! Cần phải xây dựng cho được cơ chế quản lý bằng pháp luật để kiểm soát tham nhũng chứ chống tham nhũng bằng việc luân ... |
Bịt đường quan tham \'hạ cánh an toàn\' Ngày 8.11, thảo luận tại tổ về dự luật Tố cáo (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định tiếp nhận ... |
Diệt virus tham nhũng Đề xuất của một đại biểu Quốc hội về việc đổi giờ làm việc, cụ thể là giờ buổi sáng sẽ bắt đầu muộn hơn, ... |
(http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dbqh-hien-ke-phong-chong-tham-nhung-3346835/)