Đầu tháng 1/2018, trên địa bàn xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh xảy ra vụ nổ đặc biệt nghiêm trọng làm 2 người chết và một số người bị thương. Vụ nổ cũng làm nhiều nhà đổ sập hoàn toàn. Điều đáng nói không chỉ ở sự kinh hoàng của vụ nổ mà nó còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn xung quanh vụ việc.
Sở dĩ phải đặt dấu hỏi vì vụ nổ hôm đầu tháng 1 vừa qua ở Bắc Ninh không phải là một vụ nổ bình thường mà là một vụ nổ ở kho phế liệu liên quan tới vũ khí quân dụng, tạm cho là "hết date".
Nhưng đây không phải là vụ nổ đầu tiên liên quan đến vật liệu nổ vì năm 2016 tại Hà Đông, Hà Nội cũng xảy ra một vụ việc tương tự.
Lực lượng chức năng phát hiện 6 tấn đầu đạn trong góc vườn người dân ở Hưng Yên.
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và thân nhân người bị nạn đồng thời có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Bắc Ninh khẩn trương tổ chức thăm hỏi, động viên, khắc phục hậu quả, có biện pháp hỗ trợ kịp thời những nạn nhân và thân nhân người bị nạn, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ nổ.
Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng cũng nêu rõ: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Ninh khẩn trương điều tra, xác minh về nguồn gốc vật liệu gây nổ; có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm về quản lý vũ khí, vật liệu nổ để bảo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Cũng phải ghi nhận, ngay sau khi vụ nổ xảy ra, Bộ Tư lệnh Công binh đã thành lập đoàn công tác gồm các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Tư lệnh đến hiện trường kiểm tra và làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh.
Bộ Tư lệnh Công binh cũng đã ngay lập tức sử dụng lực lượng công binh chuyên trách của Lữ đoàn 229, Tiểu đoàn Công binh Vật cản 93 và Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh khắc phục sự cố, tiếp tục thu gom số vật liệu nổ còn vương vãi trên hiện trường, không để lây lan nổ dẫn đến hậu quả tiếp theo.
Đó là việc làm hết sức kịp thời và rất đáng biểu dương của lực lượng Công binh.
Cần nói thêm, vụ nổ xảy ra lúc khoảng 4h10 sáng ngày 3/1 tại một kho phế liệu ở làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), nguyên nhân ban đầu được cho là do chế xuất vật liệu nổ.
Tối cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố và ra lệnh bắt tạm giam chủ cơ sở phế liệu nói trên để điều tra về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Tại cơ quan Công an, ông Nguyễn Văn Tiến khai nhận từ tháng 12/2016 có mua khoảng 7 tấn đầu đạn cũ loại 12,7 mm và 14,5 mm và 23 mm để tháo dỡ phế liệu.
Cách tháo dỡ phế liệu trái thông lệ của chủ cơ sở này đã trở thành “chất xúc tác” kích nổ toàn bộ khối đạn dược phế liệu mà ông này mua được.
Và cách làm ấy, đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh tang thương; nhiều gia đình khác phải chịu cảnh mất nhà cửa mà không phải do lỗi của mình gây ra.
Vì thế, chủ cơ sở thu mua phế liệu kể trên chắc chắn sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc từ luật pháp của Nhà nước và phải chịu sự trừng phạt của tòa án lương tâm là điều không còn gì phải nghi ngờ.
Điều đáng nói và phải nói, đó là: Vì sao những vũ khí quân dụng “hết date” lại có thể được mua đi bán lại ngoài thị trường một cách công nhiên đến thế?
Chưa bàn đến con số thực tế nhưng chỉ cần dẫn chứng 7 tấn đạn dược (theo lời khai của chủ cơ sở) thì đã không phải là nhỏ.
Vấn đề đáng nói là, vũ khí quân dụng không phải là thứ được phép mua bán trao đổi ở nước ta dù là ở dạng phế liệu.
Vì thế, việc một chủ cơ sở thu gom phế liệu có thể mua bán, trao đổi đến từng ấy tấn đầu đạn “hết date” cho thấy lỗ hổng trong quản lý vũ khí quân dụng.
Sau khi vụ nổ xảy ra chính một lãnh đạo của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn, Binh chủng Công binh đã khẳng định với báo chí: Việc bán vật liệu nổ - dù là vật liệu đem đi tiêu hủy - ra bên ngoài cho đơn vị dân sự tháo dỡ, tiêu hủy là không được phép.
Ấy thế mà việc không được phép rõ ràng lại được người ta tiến hành công khai (đương nhiên là chỉ được công khai sau khi đã bị lộ và đã gây hậu quả nghiêm trọng).
Căn cứ lời khai của chủ cơ sở phế liệu thì số đầu đạn phế liệu ấy có nguồn gốc từ chính Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn.
Từ sự việc này có thể khẳng định, vẫn còn những người hay nhóm người đang kiếm tiền bằng cách bất chấp đến sự an nguy của những người khác. Nếu thật như thế thì dù là ở lực lượng nào, dân sự hay quân sự cũng phải được xử lý nghiêm minh; và nếu là một đơn vị quốc phòng thì lại càng cần làm nghiêm – đó là cách tốt nhất giữ được hình ảnh tốt đẹp của những người lính trong thời bình.
Công an truy tìm nguồn gốc 7 tấn đầu đạn của chủ kho phế liệu Nghi can Tiến khai có một người đã bán phế liệu cho ông ta tới 7 tấn đầu đạn loại 12 ly 7 và 14 ... |
Câu chuyện thương tâm của cô gái bán trinh cứu mẹ Người mẹ bị suy thận, không còn người thân để bấu víu, gia cảnh bần hàn kiệt quệ, Nguyễn Thị Thanh Tr. đã gạt nước ... |