Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động.
Cần đánh giá kỹ tác động với đề xuất giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
Bộ Tư pháp đã hoàn thành báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng. Liên quan đến đề xuất giảm mức hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan thẩm định cho rằng, Bộ LĐ-TB&XH cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách.
Cụ thể, trong văn bản thẩm định, Bộ Tư pháp cho biết, báo cáo đánh giá tác động chính sách của Bộ LĐ-TB&XH xác định số lượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh chóng dẫn tới độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm.
Cho nên, cơ quan này đề xuất giải pháp điều chỉnh quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng, người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà sau một năm không tham gia bảo hiểm xã hội đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng một lần mức tiền lương bình quân tháng đã đóng bảo hiểm xã hội...
Đối với đề xuất này, Bộ Tư pháp cho rằng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp gười lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (Điều 60 và Điều 77).
Việc ban hành Nghị quyết 93/2015 của Quốc hội về sửa Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội trước đây chỉ mang tính chất tạm thời, xuất phát từ thực tế đời sống và nguyện vọng của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có thời gian đóng ngắn, có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống trước mắt.
Đồng thời, do việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền, giải thích chính sách chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời nên người lao động chưa hiểu được ý nghĩa, mục đích của các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đặc biệt là quy định về giải quyết bảo hiểm xã hội một lần.
Việc thực hiện giải pháp mà Bộ LĐ-TB&XH có thể dẫn đến mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thấp hơn so với mức hưởng hiện nay. Do đó, để tránh gây ra những phản ứng xã hội không tốt như trường hợp Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách, nhất là về lộ trình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây ra tâm lý hoang mang cho người lao động.
Từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý.
Đề xuất mức chi bảo hiểm xã hội với lao động phải nghỉ việc để cách ly y tế Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người lao động và gia đình do phải cách ly y tế, Bộ LĐ-TB&XH đề ... |
Đề xuất rút ngắn số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu còn 10 năm Tại tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi điều ... |