Các địa phương có đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô đi qua nghiên cứu đề xuất với Quốc hội tách dự án thành ba dự án thành phần để triển khai.
Tách dự án thành 3 tiểu dự án thành phần
Dự thảo về một số cơ chế, chính sách nghiên cứu đề xuất để sớm khép kín đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô, các địa phương có dự án đi qua đề xuất với Quốc hội cho phép tách dự án thành các dự án thành phần độc lập nhau tương ứng với các loại nguồn vốn, hình thức đầu tư, tính đặc thù khác nhau để đảm bảo việc triển khai thực hiện các dự án được thuận lợi, hiệu quả.
Cụ thể, nên tách dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô thành 3 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (đầu tư công): GPMB do các địa phương triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.
Dự án thành phần số 2 (đầu tư công): Xây dựng hệ thống đường đô thị, đường song hành do các địa phương triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
Dự án thành phần số 3 (đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT): Đầu tư hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối đi trùng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Một phối cảnh đoạn dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô |
Trong đó lưu ý, đối với dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2 giao cho 3 địa phương (Hà Nội; Hưng Yên; Bắc Ninh) tổ chức thực hiện tương ứng đối với các đoạn tuyến đi qua từng địa phương; Riêng đối với dự án thành phần 3 giao cho UBND TP Hà Nội làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện toàn tuyến.
Đồng thời cho phép áp dụng chi linh hoạt giữa vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương, việc này nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng nhằm phát huy tốiưu nguồn vốn ngân sách được bố trí trong các giai đoạn.
Bên cạnh đó, Quốc hội cho phép Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu của dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Các nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường, quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng mỏ khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Đề xuất chỉ định thầu với một số gói thầu
Dự thảo cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt các dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; xác định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của tổng mức đầu tư các dự án thành phần. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.
UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, nhà đầu tư (sau khi trúng thầu dự án đầu tư theo hình thức PPP) được áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp để thực hiện các dự án thành phần; đảm bảo trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Bên cạnh đó, đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện các giải pháp triển khai đồng thời các thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện công tác: thẩm định và hoàn thiện hồ sơ về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước hai vụ trở lên; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra, phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; các công việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để đảm bảo tiến độ triển khai dự án và các dự án thành phần.
Dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô có tổng chiều dài dự kiến 111,2 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021-2028. Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. |
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được kiến nghị đầu tư theo hình thức PPP Tờ trình lần thứ ba của UBND TP Hà Nội gửi Chính phủ về dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô nêu ... |