Sở GDĐT TPHCM vừa công bố mức chi quà Tết Mậu Tuất 2018 cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục tại các đơn vị trực thuộc Sở.
Giáo viên TPHCM đã có tiền thưởng tết. Ảnh minh họa: Tấn Thạnh
Theo đó, mức thưởng tết cho giáo viên, nhân viên, người lao động công tác trong ngành giáo dục tại TPHCM là 1,4 triệu đồng người, nguồn chi lấy từ ngân sách nhà nước.
Ngoài tiền thưởng tết, giáo viên TPHCM còn có khoản tiền thu nhập tăng thêm với mức tùy vào điều kiện của từng trường. Năm nay, ghi nhận Trường mầm non Hướng Dương ở Hóc Môn có mức chia thu nhập tăng thêm cao nhất, lên đến 30,5 triệu đồng/người.
Ngoài ra, cán bộ, giáo viên , công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được công đoàn ngành giáo dục hỗ trợ tối thiểu 500.000 đồng/người.
Theo kế hoạch, học sinh các trường khối mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn TPHCM sẽ nghỉ tết tổng cộng 16 ngày (tính cả thứ bảy, chủ nhật liền kề). Lịch nghỉ bắt đầu từ ngày 12.2 (tức 27 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 23.2 (mùng 8 tháng 1 âm lịch). Học sinh sẽ đi học lại bình thường vào ngày 24.2.
Trong thời gian nghỉ tết, Sở yêu cầu các trường học, đơn vị giáo dục hoạt động đón tết vui tươi, đơn giản, tiết kiệm. Sở cũng yêu cầu các đơn vị không tổ chức đi chúc tết, tặng hoa, quà cho lãnh đạo các cấp. Không được sử dụng xe công để phục vụ các hoạt động cho cá nhân.
Đến thời điểm hiện tại, TPHCM là một trong số ít địa phương mà giáo viên có tiền thưởng Tết. Giáo viên đang công tác ở thành phố thì hầu như năm nào cũng một khoản từ tiền kết dư cuối năm, từ việc cho thuê địa điểm, căngtin của trường.
Đối với giáo viên miền núi thì ít khi biết đến đồng tiền thưởng Tết. Tiết kiệm lắm nhà trường mới bố trí tặng cho các giáo viên hộp bánh, bột ngọt, đường, dầu ăn… để ăn Tết.
Tại Nghệ An, nhiều giáo viên nhận thưởng tết bằng nước mắm, mì chính, hoặc 200.000 đồng trích từ quỹ công đoàn. Một số địa phương khác, giáo viên vẫn đang "ngóng" lương, chứ không dám mơ đến thưởng.
Theo thầy Phan Thúc Định (giáo viên Trường THPT Quỳ Hợp 2, tỉnh Nghệ An), giáo viên miền núi khó khăn, tết cận kề nhưng nhiều nơi chưa thấy lương đâu. Thầy đã làm bài thơ chậm lương chia sẻ trên mạng xã hội và may mắn được lãnh đạo địa phương quan tâm, nên tiền lương đã được đổ vào tài khoản.
Thường các địa phương hay trả lương vào ngày cuối trước khi nghỉ tết, mà theo thầy Định, cả vùng miền núi có một cây ATM để rút tiền. Có năm hai vợ chồng thầy phải thay nhau canh ở cây mấy ngày mới rút được tiền để đi sắm tết.
Không có thưởng Tết, giáo viên ước mơ “giá đừng có Tết” Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhà nhà rục rịch mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Với đội ngũ giáo viên, niềm vui ... |
Thầy giáo làm thơ chậm lương tiếp tục gây "bão" Sau bài thơ về "chậm nhận lương" xôn xao cộng đồng mạng, thầy giáo Phan Thúc Định tiếp tục nhận được "bão" lượt thích với ... |
Thưởng Tết cho giáo viên: Tư thục cao ngất, công lập ngậm ngùi Tết Nguyên đán đang cận kề. Trái với mọi năm, những giáo viên (GV) trường công lập không bao giờ trông chờ chuyện thưởng tết ... |
Giáo viên dạy học gần 20 năm mới có mấy trăm nghìn thưởng Tết Những thầy cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết, họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn ... |