Thị trường chăm sóc người già bằng các công nghệ thông minh đang hình thành ở Trung Quốc, nơi có 250 triệu người trên 60 tuổi. 

Thu phí khách hàng cao tuổi chỉ một nhân dân tệ (CNY) hoặc khoảng 15 cent mỗi ngày, công ty nhỏ có tên Lanchuang Network Technology đang đặt nhiều tham vọng vào thị trường chăm sóc người già tại Trung Quốc.

Công ty cung cấp một đầu giải mã, một webcame kết nối với TV và 'Xia Xiaoyi', một trợ lý giọng nói giống Siri. Người dùng có thể truy cập vào hệ thống từ xa, hệ thống SOS cũng như các dịch vụ trả tiền như dọn phòng, giao đồ ăn. Nếu trả thêm 2 CNY mỗi ngày, người dùng sẽ có thêm một robot nhỏ có thể gọi đến trung tâm y tế để yêu cầu trợ giúp.

Ra mắt chỉ 4 tháng trước, hệ thống chăm sóc thông minh của Lanchuang đã có 220.000 khách hàng cao tuổi ở 16 thành phố. Một nửa trong số đó là ở Sơn Đông, một tỉnh đang già đi nhanh chóng ở miền đông Trung Quốc, cũng là nơi công ty đặt trụ sở. Công ty đặt mục tiêu có 1,5 triệu người dùng trong năm nay, 12 triệu vào năm tới và 30 triệu vào năm 2021.

"Thị trường chăm sóc người già rất lớn nhưng dịch vụ thì đang phân mảng", CEO Li Libo nói công ty ông kết nối các dịch vụ có sẵn lại thành giải pháp tổng thể. Lanchuang đang hợp tác với China Mobile với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc gia đình thông minh toàn diện cho số lượng lớn người già Trung Quốc.

dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc
Một phụ nữ 68 tuổi đang ngồi hóng mát ở quảng trường tại Duy Phường, Sơn Đông. Ảnh: Reuters

Theo ước tính của chính phủ, Trung Quốc có 250 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2050, con số đó sẽ tăng lên gần nửa tỷ, tương đương 35% dân số.

Liu, 66 tuổi, sống ở Tế Nam, đã hiểu cách chăm sóc người già khó khăn như thế nào. Trong những năm cuối cùng, đường tiết niệu của mẹ bà sẽ bị tắc nghẽn dù đã đặt ống thông và thường vào giữa đêm, khiến bà rất tuyệt vọng.

"Giá như tôi có thể kết nối với bác sĩ để giúp đỡ mẹ nhưng bác sĩ thì không thể liên lạc được liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày" Liu nói.

Một khách hàng khác là kế toán nghỉ hưu, từng không biết gì về các sản phẩm công nghệ giờ sống một mình và không muốn gây rắc rối cho con gái và con rể.

Theo truyền thống, chăm sóc cha mẹ già là nhiệm vụ con cái. Nhưng ở Trung Quốc hiện đại, nơi chính sách một con bị bãi bỏ năm 2016, con trai hoặc con gái phải chăm sóc tới 4 người già, tức gồm bố mẹ chồng/vợ. Tuy nhiên, thường con cái lại chuyển đến các thành phố xa để làm việc.

Viện dưỡng lão đang gia tăng nhưng quá đắt đối với hầu hết gia đình. Ba phần tư người già thích sống ở nhà, theo các cuộc khảo sát chính thức. Vào tháng tư, Trung Quốc đã ban hành chính sách chi tiết, phác thảo các dịch vụ sẽ được phát triển cho lĩnh vực chăm sóc người già, bao gồm công nghệ thông minh và hỗ trợ tài chính.

Chính phủ trung ương đã cấp gần 22 triệu CNY (3 triệu USD) tiền trợ cấp cho nền tảng thông minh Lanchuang. Chính quyền tỉnh Sơn Đông đã giải ngân 3 triệu CNY. Mức khuyến khích đó khác xa so với một thập kỷ trước.

Wang Jie, 59 tuổi nói rằng ban đầu chính quyền các địa phương tỏ ra hoài nghi lúc đề xuất gắn các cảm biến chuyển động trong nhà để theo dõi người già. Ông đã phải đến Canada để thử nghiệm. Khi trở về Bắc Kinh vào cuối năm 2013 để lập một liên doanh, ông đã phải thuyết phục chính quyền từng quận về cảm biến sẽ giúp các thành viên gia đình theo dõi mức độ hoạt động của người cao tuổi thông qua một ứng dụng mà không xâm phạm đời tư như ghi hình.

Hiện tại, Wang là thành viên Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Chăm sóc Người cao tuổi Thông minh. Liên doanh của ông đã triển khai tại hai quận tại Bắc Kinh và đang đàm phán với 3 quận khác. Hai quận đồng ý đã giúp Wang xác định các cá nhân có nguy cơ cao, điển hình là những người từ 70 tuổi trở lên, sống một mình và có thể sẵn sàng sử dụng các cảm biến.

dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc
Bác sĩ của Trung tâm Y tế Zhuojing (Sơn Đông) trò chuyện cùng người già. Ảnh: Reuters

Công ty của ông, Beijing eCare Smart Tech, đã bán được hàng trăm bộ cảm biến tại Bắc Kinh trong năm nay theo hợp đồng ba năm với các tổ chức cộng đồng. Công ty này cũng giúp đào tạo đội phản ứng khẩn cấp ở cơ sở như một phần của thỏa thuận. Các hộ gia đình không phải trả tiền.

Các công ty của Mỹ, Anh và Hàn Quốc đã nhanh chóng nắm bắt các cơ hội trong lĩnh vực này. Họ đến mời chào các công nghệ từ nhận dạng giọng nói, các thiết bị gia dụng đến robot bạn đồng hành cho người già cô đơn.

Tuy nhiên, thị trường chăm sóc người già thông minh ở Trung Quốc vẫn còn sơ khai. Trung tâm Y tế Zhuojing (Sơn Đông) cho biết mỗi ngày mới chỉ nhận 1-2 cuộc điện thoại qua nền tảng của Lanchuang. Trong chuyến thăm của Reuters do Lanchuang tổ chức tới nhà của hai khách hàng lớn tuổi ở Weifang, cả hai cho biết họ sử dụng nền tảng này chủ yếu để cuộc trò chuyện video với người thân.

Phiên An (theo Reuters)

dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc Bộ trưởng Bộ Y tế: Vào bệnh viện phải có cảm giác như vào khách sạn
dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc Độc đáo dịch vụ “ship đồ” bằng máy bay không người lái
dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc Giường dịch vụ 4 triệu/ngày tại bệnh viện công: Ưu tiên ai?
dich vu cham soc thong minh cho nguoi gia no ro o trung quoc Cư dân nhiều dự án bị cắt nước do không đóng phí dịch vụ

/ vnexpress.net