Sét đánh trúng đường dây điện trung thế sẽ gây ra tình trạng đoản mạch, hệ thống rơ - le sẽ tự động ngắt điện khi có sự cố.
Tại sao?
Ngày 14/10/2018, liên quan đến vụ việc đứt đường dây diện trung thế trước cổng trường THCS xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An, TS Phạm Văn Đức - giảng viên trường Đại học Điện lực cho rằng, nguyên nhân sét đánh đứt đường dây điện trung thế gây ra cái chết cho 2 em học sinh và 4 em khác bị thương là vô lý.
"Thông thường, khi sét đánh trung đường dây sẽ tạo ra dòng điện đối chiều nhau, dẫn tới hiện tượng đoản mạch và chập. Lúc này rơ - le sẽ tự động bật để ngắt nguồn điện.
Đây là nguyên tắc chung của ngành điện mà bất cứ hệ thống trạm nào cũng phải có, đối với đường dây trung thế thì càng phải có và được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên" - TS Đức cho hay.
Ông Đức đặt ra giả thiết, có thể sau khi bị sét đánh một điểm trên đường dây điện đoạn qua trường THCS An Lục Long chưa đứt hẳn nhưng do nhân viên ngành điện không đi kiểm tra hoặc kiểm tra không kỹ đã không phát hiện ra điểm sự cố này nên đóng điện khiến cho đoạn dây gặp sự cố, không chịu đủ tải dẫn đến đứt dây.
Hiện trường vụ đứt đường dây điện trung thế khiến 6 em học sinh trường THCS An Lục Long thương vong.
Tuy nhiên, điều ông Đức băn khoăn nhất là vì sao rơ - le không tự động bật ngắt điện khi đường dây trung thế xảy ra sự cố.
"Cơ chế hoạt động của rơ - le là tự động bật ngắt điện khi dòng điện qua dây lớn hơn dòng chịu tải của dây (thông thường là lớn hơn 10%).
Thông thường, khi dây điện bị đứt sẽ sinh ra hồ quang tại vị trí đứt, cùng tiếng xẹt lửa, tiếng nổ. Nếu dây điện còn lơ lửng trên không thì có thể chưa đủ tác động để rơ - le tự động bật, còn nếu dây điện đã tiếp đất, chập điện thì chắc chắn vượt quá độ chịu tải của đường dây" - TS Phạm Văn Đức khẳng định.
Ngoài ra, nếu rơ - le không tự ngắt thì tại trung tâm điều hành điện lực còn có bảng đo tín hiệu dòng điện trong khu vực mình quản lý.
Nếu mức ampe của dòng điện về 0 thì tức là đường dây điện đã xảy ra sự cố, nhân viên trực ca sẽ nhận ra điểm này và ngắt điện ngay khi có thể.
"Cần phải xem thời gian từ khi dây điện đứt đến khi dòng điện bị ngắt là bao lâu? Cái này quy định ngành điện có cả..." - ông Đức cho hay.
Ông ngoại đột tử khi biết tin cháu bị điện giật
Nhiều người thân của em Nguyễn Thị Ngọc Lan (11 tuổi) - nạn nhân tử vong vì đứt đường dây điện trước cổng trường THCS An Lục Long cho biết, gia đình đang trải qua quãng thời gian u tối nhất khi tang thương nối tiếp tang thương.
Chiếc mũ của em học sinh còn lại tại hiện trường.
Ông ngoại của em Lan khi nghe tin cháu bị điện giật tử vong cũng lên cơ đột quỵ mà qua đời.
"Giờ gia đình em Hoà an táng xong cho con gái lại phải an táng cho ông ngoại. Không thể tin nổi là cháu Lan có thể bị điện giật đến chết như vậy. Lúc chiều bố nó còn đưa đi học mà chiều về cháu đã ra đi mãi mãi" - người thân của em Lan chia sẻ.
Trong khi đó, tại gia đình em Đinh Tiên Bảo (11 tuổi) cũng đang đau đớn lo hậu sự. Ngày vui của chị gái Bảo lại hóa thành đám tang vì sự cố đứt đường dây diện, đúng lúc em Bảo bước ra khỏi cổng trường.
Ông Đinh Hồng Thái - cha bảo cho hay, sau khi đã mời hết tất cả quan khách vào trước đó và chuẩn bị dựng rạp đáp hỏi thì giờ đây phải hoãn lại và thay bằng rạp đám tang với tiếng cầu nguyện cho em Bảo an giấc cõi vĩnh hằng.
Nhiều người thay vì đến dự đám hỏi thì vào thắp nén hương thăm em Bảo và động viên gia đình. Tất cả đều không thể ngờ rằng sự việc lại xảy ra đột ngột và trùng hợp đến vậy.
Hiện vụ việc đang được công an huyện Châu Thành, Long An điều tra làm rõ.
Điện lực nói gì vụ dây điện đứt khiến 6 học sinh thương vong? Lãnh đạo Điện lực Long An đã đến động viên chia buồn, sau đó hỗ trợ gia đình 2 em học sinh tử nạn mỗi ... |
Đứt dây điện khiến 6 học sinh thương vong, nạn nhân bàng hoàng: \'Đến giờ em vẫn run sợ\' "Ra đến cổng thì nghe tiếng nổ lớn, em hoảng sợ bỏ chạy thì bị té và ngất lịm, đến giờ em vẫn còn run, ... |