Quy mô nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn Mỹ nên cuộc chiến thương mại kéo dài chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn.

Ngày 10/5/2019, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đã không đạt được một thỏa thuận cuối cùng sau vòng đàm phán thương mại thứ 11 diễn ra trong hai ngày tại Washington (Mỹ), trong nỗ lực nhằm ngăn chặn việc áp mức thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa của Trung Quốc.

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang leo thêm một nấc thang mới (Ảnh: Reuters).

Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh khởi động quá trình tăng thuế đánh vào tất cả các hàng hóa còn lại của Trung Quốc, trị giá 300 tỷ USD.

Động thái này diễn ra ngay sau khi lệnh tăng thuế trừng phạt lên một số hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vừa có hiệu lực. Thông tin trên được Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác nhận. Ông này cho biết chi tiết về lệnh tăng thuế mới sẽ được công bố trên website của Đại diện Thương mại Mỹ trong ngày 13/5/2019. Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Donald Trump đang rất tự tin trong việc liên tiếp gây sức ép thương mại lên Trung Quốc. Có thể lý giải điều này ở các khía cạnh sau:

Đối với Trung Quốc, mặc dù Phó thủ tướng Lưu Hạc tuyên bố các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung chưa đổ vỡ, nhưng một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc thực sự không muốn mở rộng quy mô của cuộc chiến thương mại. Sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại.

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) được Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (giữa) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer chào đón khi tới đàm phán về thương mại ở Washington ngày 10/5/2019. (Ảnh: Reuters)

Từ khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại vào tháng 12/2018, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phục hồi nhanh chóng trong thời gian ngắn. Hơn nữa, quy mô nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn Mỹ nên cuộc chiến thương mại kéo dài chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn. Điều đáng chú ý là động thái gây sức ép thương mại lên Trung Quốc của ông Donald Trump được các thành viên cả hai đảng Dân chủ, Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ một cách hiếm thấy.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện, Schummer đã viết trên Twitter kêu gọi không được lùi bước vì giữ vững lập trường là chìa khóa duy nhất có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại. Trước đó, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành 10 cuộc đàm phán và có thông tin cho rằng hai bên đã đưa ra nhượng bộ ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, nước Mỹ đang bước vào cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020, điều này cũng khiến việc Donald Trump gây sức ép tối đa với Trung Quốc được cho là thứ “vũ khí” quan trọng mà ông sẽ sử dụng nhằm tái vận động tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng nếu Mỹ muốn đánh bại Trung Quốc thì cần phải cùng nhau nỗ lực trong lĩnh vực thương mại, quân sự và quyền sở hữu trí tuệ và Donald Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất sẵn sàng đáp trả Trung Quốc. Ê kíp giúp việc của ông Mike Pompeo thậm chí còn chuẩn bị chiến lược đối với Trung Quốc dựa trên khái niệm “chiến đấu với một nền văn minh thực sự khác biệt”. Mỹ cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã cung cấp cho các nước một mô hình khác có thể thay thế mô hình phát triển kinh tế của phương Tây dựa trên nền tảng chế độ dân chủ kết hợp với kinh tế thị trường.

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc
Những điều Trung Quốc “không thể ngờ được” về Tổng thống Donald Trump

Do đó, những người có tư duy Chiến tranh Lạnh trên chính trường Mỹ cũng chủ trương áp dụng biện pháp kiềm chế Trung Quốc như đã áp dụng với Liên Xô trước đây. Theo đó, trước tiên dựa vào chiến tranh thương mại để từng bước tách rời kinh tế Trung Quốc với Mỹ. Ngoài ra, những số liệu tốt của nền kinh tế Mỹ trong quý I/219 đã tiếp thêm sức mạnh cho Tổng thống Donald Trump tiếp tục cuộc chiến thương mại.

Cục Phân tích kinh tế Mỹ (BEA) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trước đó, tờ Wall Street Journal đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với các chuyên gia kinh tế, nhận định GDP của Mỹ trong quý I/2019 dự kiến tăng 2,5%. Chính vì vậy, Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi tăng trưởng kinh tế Mỹ vượt xa mong đợi. Thực tế, những yếu tố mà Mỹ đang sở hữu như quy mô thị trường tiêu thụ, công nghệ, sáng tạo và đồng USD có thể giúp Mỹ duy trì ưu thế lâu dài trong hệ thống kinh tế thế giới. Mặc dù, nhiều công ty Mỹ ủng hộ chính quyền Tổng thống Donald Trump gây sức ép thương mại đối với Trung Quốc, nhưng họ cũng hy vọng chính phủ có thể loại bỏ thuế quan thay vì tăng thuế.

Các phân tích có liên quan cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ vượt xa mong đợi trong quý I/2019 là do sự thúc đẩy của tiêu dùng trong nước và sự kích thích ngắn hạn của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung. Thị trường quốc tế đều đã có những phản ứng không mấy tích cực khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bị đẩy lên một nấc thang mới. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Petersoncho biết những hành động ăn miếng trả miếng của Mỹ và Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu vì mọi người đều thua trong cuộc xung đột thương mại kéo dài và kêu gọi nhanh chóng giải quyết.

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc Donnald Trump không dọa suông, hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế 5%-25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, chưa rõ hệ lụy ra sao nhưng rõ ràng ...

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc Chiến tranh thương mại phủ bóng lên kinh tế toàn cầu

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đang đe dọa đảo ngược đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã được kỳ vọng ...

dieu gi khien donald trump tu tin gay suc ep thuong mai len trung quoc Trump gọi chiến tranh thương mại với Trung Quốc là ‘cãi vã nhỏ’

Tổng thống Mỹ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc và khẳng định việc đối thoại vẫn diễn ra.

/ https://giaoduc.net.vn