Thực phẩm cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể để duy trì các hoạt động hằng ngày. Do đó, bạn cần ăn 3 bữa cân bằng và hợp lý trong một ngày để đảm bảo khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
 

Bỏ bữa là thói quen gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn là người luôn bận rộn và không có thời gian ăn bữa sáng, trưa hay tối, cơ thể sẽ bị thiếu các dưỡng chất nhất định cần thiết để duy trì sức khỏe. Bỏ bữa có thể khiến bạn thường xuyên bị nhiễm trùng và dễ bị ốm do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Điều gì xảy ra nếu bạn không ăn đủ bữa

Hơn nữa, các chuyên gia dinh dưỡng đã liên tục nhấn mạnh rằng nhịn ăn không phải là cách ăn kiêng hiệu quả. Thay vì giúp giảm cân, bạn có nguy cơ tăng cân cao vì bạn thường ăn quá nhiều sau khi nhịn ăn. Do đó, việc cung cấp cho cơ thể carbohydrate và các chất dưỡng chất đa lượng hằng ngày là không thể bỏ qua. Ngược lại, nếu không ăn đủ bữa, nhiều hệ lụy sẽ xảy đến với cơ thể.

1. Đường huyết lên xuống thất thường

Thời điểm bạn ăn, cơ thể bắt đầu chuyển hóa carbohydrate thành đường để cung cấp năng lượng cho chúng ta. Cơ thể bạn cần cung cấp glucose liên tục để giúp cơ thể hoạt động. Khi bỏ bữa, cơ thể bị thiếu đường glucose, dẫn đến đường huyết sụt giảm nhiều.

Điều này gây đau đầu và ể oài cũng như khó tập trung. Khi lượng đường huyết lên xuống thất thường có thể gây ra bệnh tim mạch về lâu dài.

2. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Tất cả thực phẩm bạn ăn đều đi xuống dạ dày. Khi nhịn đói, đường dạ dày-ruột co lại khiến khó điều tiết chế độ ăn bình thường. Tiết a xít ở dạ dày cũng giảm đi. Nếu thường xuyên nhịn ăn về lâu dài, hoạt động của enzyme ở dạ dày có thể ngừng hoàn toàn, điều này đòi hỏi phải chữa trị mới trở lại được bình thường.

3. Táo bón

Bỏ đói có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu các chất dinh dưỡng trong đó có cả chất xơ. Khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ dẫn đến táo bón. Khi lượng tiêu thụ chất xơ giảm đi, phân sẽ bị cứng, dẫn đến táo bón.

4. Mất ngủ do đói

Khi bị đói, có thể bạn liên tục đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng. Khi lượng insulin giảm đi, có thể bạn hoạt động quá sức và tiết enzyme orexin tăng lên, để cung cấp năng lượng tạm thời. Thêm vào đó, trong lúc đói, bộ não báo hiệu cho cơ thể để tiết ra adrenaline quá mức, điều này khiến bạn khó ngủ.

5. Rụng tóc nhiều

Tóc chủ yếu cấu tạo bằng protein nhưng nó cũng cần canxi, chất sắt và các axit béo không bão hòa đơn để chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu những chất này khiến da đầu bị khô và nang tóc bị giãn ra, dẫn đến rụng tóc nhiều.

6. Dễ bị cáu kính và khó chịu

Cáu kính và giận dữ vào buổi sáng có thể là hệ quả của việc bạn bỏ ăn sáng. Điều này được khoa học chứng minh. Khi bạn đói, hormone serotonin trong cơ thể giảm đi, khiến bạn cảm thấy bực bội và dễ chán nản.

7. Ngăn thụ thai

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhịn đói hoặc ăn ít thường gây khó thụ thai. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chu kỳ kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể không được cung cấp đủ thức ăn sẽ làm giảm lượng chất sắt, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị cản trở. Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây khó thụ thai.

http://thanhnien.vn/suc-khoe/khoe-dep-moi-ngay/dieu-gi-xay-ra-neu-ban-khong-an-du-bua-874724.html

/ Theo PV/Báo Thanh niên