“Trẻ con sống trong lũ còn khôn ngoan, biết trèo lên mái nhà để đỡ ướt chân. Bản năng sinh tồn của trẻ con rất mạnh, người lớn cũng nên "bắt chước” sự khôn ngoan và trí tuệ của thế hệ trẻ để chủ động sống chung với lũ".
Trẻ em trèo qua các mái nhà để đến trường mùa lũ. Ảnh: tintuc.vn. |
Trước câu hỏi về những biện pháp khả thi thoát lũ, KTS Trần Huy Ánh cho rằng: “Theo tôi, thoát lũ có hai cách, thứ nhất là dùng hệ thống thủy lợi đê điều bơm nước ra các dòng sông.
Thứ hai là mở rộng các vùng bán ngập để giảm áp lực của nước. Nhưng việc dùng máy bơm chỉ là việc làm tình thế, bơm nước vòng quanh thì vô ích. Còn mở rộng vùng bán ngập, nuôi trồng thủy sản kết hợp với cây trồng khả thi hơn”.
Về biện pháp lâu dài cho cư dân vùng lũ, KTS Huy Ánh đưa ra giải pháp nên tái thiết không gian sống thích ứng với 2 mùa lũ/cạn; coi nước là tài nguyên thay vì thảm họa. Lấy trữ nước chủ động thay vì thoát nước bị động.
Từ đó từng bước tổ chức giao thông thủy mùa lũ kết hợp giao thông bộ mùa cạn một cách chủ động, an toàn. Làm nhà cộng đồng, trường học, kho tàng, trạm điện cao, nổi trên mặt nước, kết hợp hành lang đi bộ an toàn trên cao kết nối các khu dân cư.
“Tôi nghĩ thiết thực nhất bây giờ là làm nhà cao lên, tầng 1 để nước lưu thông. Khi nước đến thì rút lên tầng 2 ở. Hình ảnh trẻ con trèo lên những mái nhà để đến trường có lẽ là chính là câu trả lời hoàn hảo cho giải pháp mùa lũ.
Trẻ con còn khôn ngoan, trèo lên mái nhà để đỡ ướt chân. Bản năng sinh tồn của trẻ con rất mạnh, người lớn cũng nên “bắt chước” sự khôn ngoan của trẻ con. Nhưng trẻ con leo qua mái nhà cũng khá nguy hiểm, người lớn nên giúp sức bằng việc làm các cầu nối chắc chắn để nối các mái nhà lại với nhau. Mùa lũ đi không ướt chân đến trường an toàn” - KTS Huy Ánh bày tỏ quan điểm.
Đồng thời, KTS Huy Ánh phân tích dù khó khăn nhưng một năm chỉ có vài tuần mưa lũ nên bây giờ hãy hướng đến những giải pháp để định cư tại chỗ và sống chung với hoàn cảnh thiên tai. Đối mặt với thiên tai chứ không thể trốn chạy, đó là thái độ sống chủ động và thông minh nhất trong thời điểm hiện tại.
Đồng quan điểm đó, KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phân tích: "
Nhà chống lũ thường làm ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ. Còn với trường hợp Chương Mỹ, các gia đình nên làm sàn chống lũ vượt cao độ, kiên cố, để có thể thích ứng với thiên tai thì hơn".
Tuy nhiên, theo KTS Quốc Thông, việc làm có hiệu quả nhất là thiết kế một không gian công cộng an toàn hơn là thiết kế những căn nhà đơn lập.
Khi thiết kế phải tính đến khả năng chứa được đông người trong trường hợp có thiên tai. Đó có thể là một trường học hoặc sử dụng cảnh quan như công viên có điểm cao. Khi có sự cố, dân sẽ ra ở đó trong những ngày lũ.
Khung cảnh khó ngờ nơi rốn lũ Chương Mỹ sau nửa tháng chìm trong nước Nửa tháng nay, người dân các thôn, xóm ở Chương Mỹ vẫn sống trong biển nước. Nhiều vùng vẫn ngập cả mét, mọi sinh hoạt ... |
Người dân "ốc đảo" Chương Mỹ xếp hàng nhận 10 tấn gạo cứu trợ Hơn 10 ngày bị cô lập , người dân hai xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến vui mừng nhận 10 tấn gạo cùng những ... |
Đừng để nguồn lực tương lai bị đánh cắp Thêm vụ gian lận thi cử mới bị phát hiện tại Hoà Bình, cho thấy một việc phải làm, đó là tổ chức thanh tra ... |